Trường hợp không tuân thủ những kỷ luật đó sẽ phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy tổ chức đó quy định, không mang tính pháp lý. Vậy khi tiến hành họp bỏ phiếu việc thi hành kỷ luật chi bộ cần lập biên bản không? Biên bản gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản kiểm phiếu đề nghị thi hành kỷ luật chi bộ mới nhất là gì?
Mẫu biên bản kiểm phiếu đề nghị thi hành kỷ luật chi bộ là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc kiểm phiếu đề nghị thi hành kỷ luật chi bộ
2. Biên bản kiểm phiếu đề nghị thi hành kỷ luật chi bộ mới nhất:
Tên biên bản: Biên bản kiểm phiếu đề nghị thi hành kỷ luật chi bộ
Biên bản kiểm phiếu đề nghị thi hành kỷ luật chi bộ mới nhất
ĐẢNG ỦY ………. | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
….., ngày…tháng…năm…. |
BIÊN BẢN
kiểm phiếu đề nghị thi hành kỷ luật Chi bộ (Chi uỷ)…….,
(ghi rõ tên, địa chỉ, tổ chức đảng vi phạm)
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, vào hồi …. giờ … phút, tại ……., Ban Chấp hành Đảng bộ cơ sở….cơ quan…. đã tiến hành họp bỏ phiếu biểu quyết đề nghị thi hành kỷ luật đối với (tên tổ chức đảng vi phạm)……..
Tổng số dự hội nghị có:
1- Đồng chí: ……chức vụ đảng, chức vụ chính quyền, đoàn thể …
2- Đồng chí: …….chức vụ đảng, chức vụ chính quyền, đoàn thể …
Vắng: ….Có lý do……. Không có lý do: ….
II- Nội dung hội nghị: Tiến hành xem xét, bỏ phiếu biểu quyết đề nghị thi hành kỷ luật đối với (tên tổ chức đảng vi phạm)…..
Hội nghị đã bầu tổ kiểm phiếu gồm:
1- Đồng chí: ……. – Tổ trưởng.
2- Đồng chí: ……. – Thư ký.
2- Đồng chí: ……..- Tổ viên
Số phiếu phát ra: ……… phiếu.
Số
Số phiếu hợp lệ: ……… phiếu.
Số phiếu không hợp lệ: …..phiếu.
Kết quả kiểm phiếu cụ thể như sau:
– Không kỷ luật: ……/….. /…….phiếu, bằng ……..%.
– Khiển trách:…….…/….. /…….phiếu, bằng ……..%..
– Cảnh cáo: …………./….. /…….phiếu, bằng ……….%.
– Cách chức…………../….. /…….phiếu, bằng ……….%.
– Khai trừ: ………..…/….. /……. phiếu, bằng ……….%.
Căn cứ kết quả bỏ phiếu, hội nghị nhất trí đề nghị thi hành kỷ luật đối với với (tên tổ chức đảng vi phạm)……., …….. bằng hình thức …….
Trên đây là kết quả bỏ phiếu biểu quyết đề nghị thi hành kỷ luật đối với (tên tổ chức đảng vi phạm)……, …..
Hội nghi kết thúc vào hồi………….giờ……….ngày ……… ./.
CÁC THÀNH VIÊN TỔ KIỂM PHIẾU (Ký và ghi rõ họ tên từng người) | THƯ KÝ (Ký và ghi rõ họ tên) | TỔ TRƯỞNG TỔ KIỂM PHIẾU (Ký và ghi rõ họ tên) |
3. Hướng dẫn lập biên bản kiểm phiếu đề nghị thi hành kỷ luật chi bộ:
Để lập thành một biên bản cần trình bày những nội dung sau:
– Tên biên bản: Biên bản kiểm phiếu đề nghị thi hành kỷ luật chi bộ
– Thời gian tiến hành lập biên bản, tên cơ quan tiến hành họp bỏ phiếu bỏ quyết đề nghị thi hành kỷ luật
– Người dự hội nghị: tên…chức vụ
– Nội dung hội nghị: Tiến hành xem xét, bỏ phiếu biểu quyết đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên…
Tên…chức vụ
– Số phiếu phát ra, số
– Kết quả kiểm phiếu: Không kỷ luật, Khiển trách, Cách chức, Khai trừ
– Kết luận thi hành kỷ luật đối với Đảng viên:…
– Thời gian kết thúc biên bản
4. Thực hiện thi hành kỷ luật chi bộ:
Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời
Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng, nếu vi phạm đến mức phải kỷ luật đều phải xử lý kỷ luật nghiêm minh.
– Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết, không được xử lý nội bộ. Nếu làm thất thoát tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm và bồi hoàn.
– Đảng viên sau khi chuyển sinh hoạt đảng sang tổ chức đảng mới, nếu phát hiện hoặc bị tố cáo có vi phạm kỷ luật ở nơi sinh hoạt đảng trước đây mà chưa được xem xét, xử lý thì do tổ chức đảng cấp trên của các đảng bộ nơi quản lý đảng viên trước đây và hiện nay xem xét, xử lý. Việckiểm tra, xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên vi phạm được tiến hành ở các tổ chức đảng hiện đang quản lý đảng viên đó.
– Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.
Việc thi hành kỷ luật phải căn cứ nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để xem xét, quyết định cho phù hợp và phải chịu trách nhiệm trước quyết định đó.
– Trong xử lý, phải kết hợp xem xét kết quả tự phê bình và phê bình với kết quả thẩm tra, xác minh để bảo đảm kết luận khách quan, đầy đủ, chính xác. Cần làm rõ nguyên nhân, phân biệt sai lầm, khuyết điểm do trình độ, năng lực; động cơ vì lợi ích chung hay vì lợi ích cá nhân, cục bộ mà cố ý làm trái; vi phạm nhất thời hay có hệ thống; đã qua giáo dục, ngăn chặn vẫn làm trái; không tự giác nhận lỗi, không bồi hoàn hoặc có hành vi đối phó; phân biệt đảng viên khởi xướng, tổ chức, quyết định với đảng viên bị lôi kéo, đồng tình làm sai.
– Đảng viên là người dân tộc thiểu số công tác, sinh hoạt ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa (theo quy định của Nhà nước), đảng viên theo tôn giáo vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì căn cứ tình hình thực tế vận dụng xử lý cho phù hợp.
Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể hoặc việc xử lý bằng pháp luật và ngược lại. Tổ chức đảng sau khi xem xét, xử lý hoặc chỉ đạo việc xem xét, xử lý về kỷ luật đảng, phải chỉ đạo hoặc đề nghị ngay với các tổ chức có trách nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể hoặc xử lý hình sự cho đồng bộ, kịp thời.
Khi các tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị – xã hội đình chỉ công tác hoặc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên, phải chủ động
– Đối với đảng viên là cấp ủy viên các cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy các cấp quản lý đã nghỉ hưu, nếu phát hiện có vi phạm khi đang công tác thì thẩm quyền thi hành kỷ luật của các tổ chức đảng được thực hiện như đang đương chức; nếu có vi phạm khi đã nghỉ hưu thì do tổ chức đảng quản lý đảng viên đó xử lý kỷ luật theo thẩm quyền.
– Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức hoặc bị bệnh đang điều trị nội trú tại bệnh viện, được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.
Trường hợp đảng viên vi phạm đã qua đời, tổ chức đảng xem xét, kết luận, không xử lý kỷ luật, trừtrường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Tổ chức đảng quyết định kỷ luật oan, sai đối với đảng viên phải thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định đó, đồng thời tự phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm, nếu vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên xem xét, quyết định.
Đảng viên bị kỷ luật oan phải được xin lỗi và phục hồi quyền lợi. Việc xin lỗi và phục hồi quyền lợi thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.
Thẩm quyền thi hành kỷ luật
– Khoản 1, Điều 36 trong Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI, ban hành kèm theo Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương, quy định về thẩm quyền kỷ luật của chi bộ và đảng ủy cơ sở như sau:
– Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao)…
– Đảng uỷ cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấp uỷ viên cấp dưới.
Quyết định cách chức bí thư, phó bí thư, cấp ủy viên của chi bộ hoặc đảng uỷ bộ phận trực thuộc nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý.
Đối với cấp uỷ viên cấp trên trực tiếp trở lên và cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý sinh hoạt tại đảng bộ, nếu vi phạm đến mức phải kỷ luật thì đảng ủycơ sở đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định”.
– Trong các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc vừa qua, ở mức độ khác nhau, Đại hội đã quyết định tăng cường, nâng cao vai trò, vị trí của chi bộ, nơi trực tiếp quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên về nhiều mặt, trong đó có việc bổ sung, sửa đổi quy định về thẩm quyền thi hành kỷ luật của chi bộ.
Quy định cụ thể về thẩm quyền thi hành kỷ luật của chi bộ (chi bộ cơ sở, chi bộ trong đảng bộ cơ sở, chi bộ trong đảng bộ bộ phận) như trên nhằm tạo điều kiện tăng cường, nâng cao vai trò của chi bộ để đề cao sự quản lý, giáo dục đảng viên, trước hết là từ chi bộ. Do đó, thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với đảng viên là cấp ủy viên các cấp, cán bộ do cấp uỷ các cấp quản lý khác và đặc biệt hơn so với thẩm quyền thi hành kỷ luật của đảng ủy cơ sở (đối với đối tượng này và trong phạm vi nội dung vi phạm được quy định).
– Như vậy, đây là một quy định riêng thẩm quyền thi hành kỷ luật đặc biệt cho chi bộ được Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng quyết định với mục đích, ý nghĩa như nêu ở trên. Còn đảng ủy cơ sở, đảng ủy cấp trên cơ sở không có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với các cấp uỷ cấp trên vi phạm các nội dung thuộc thẩm quyền thi hành kỷ luật của chi bộ và không được ghi trong Khoản 1, Điều 36 Điều lệ Đảng. Giới hạn thẩm quyền thi hành kỷ luật của chi bộ là:
Trên đây là bài viết tham khảo về biên bản thi hành kỷ luật chi bộ và cách thức thực hiện thi hành kỷ luật chi bộ!