Sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức? Sự khác biệt về đối tượng, thời điểm phát sinh và thời điểm chấm dứt, nội dung năng lực của 02 loại chủ thể?
Về mặt pháp luật, cá nhân và tổ chức khác biệt về nhiều mặt nhất định nói chung. Dưới góc độ năng lực chủ thể nói riêng sự khác biệt này được thể hiện như thế nào? Pháp luật ghi nhận năng lực chủ thể của hai chủ thể này ra sao? Bài viết sẽ tìm hiểu về vấn đề trên.
I. Căn cứ pháp lý
II. Phân biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức
A. GIỐNG NHAU
Theo quy định tại Điều 16
“1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.”
Nội dung năng lực pháp luật dân sự của các nhân bao gồm: Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Một tổ chức được coi là pháp nhân khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015.
“1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được quy định tại Điều 86 của Bộ luật dân sự năm 2015.
“1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.”
Như vậy,hai hình thức năng lực chủ thể của pháp nhân và năng lực chủ thể của cá nhân đều có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là một chủ thể và tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật đã tham gia; Hai năng lực chủ thể được tạo thành bởi hai yếu tố là năng lực pháp luật dân sự tức là khả năng do pháp luật quy định và năng lực hành vi dân sự tức là khả năng tự có của chính chủ thể đó. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là hai yếu tố cần và đủ tạo nên năng lực chủ thể của cá nhân và pháp nhân, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, hợp nhất và hai năng lực hành vi dân sự của pháp nhân và năng lực hành vi dân sự của cá nhân đều là cách thức để hiện thực hóa năng lực pháp luật. Điều này được lý giải bởi các quyền của cá nhân, pháp nhân được pháp luật ghi nhận chỉ trở thành hiện thực thành các quyền dân sự cụ thể nếu đã được chính chủ thể đó bằng khả năng hành vi của mình thực hiện.
B.KHÁC NHAU
Mục lục bài viết
1. Về đối tượng
Đối với cá nhân: là công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch sinh sống lao động và học tập trên lãnh thổ Việt Nam.
Đối với tổ chức: là các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp. Có cơ cấu tổ chức thống nhất được các văn bản pháp luật quy chế điều lệ của các tổ chức quy định của pháp luật.
2. Thời điểm phát sinh và chấm dứt
2.1. Đối với cá nhân
Năng lực chủ thể của cá nhân xuất hiện từ khi sinh ra. Từ thời điểm này công dân được công nhận là chủ thể pháp luật nói chung, chủ thể pháp luật hành chính nói riêng(cuộc sống, sức khoẻ tự do, danh dự nhân phẩm, các giá trị xã hội của họ được pháp luật bảo vệ). Nhưng năng lực chủ thể đó phát triển tăng dần về khối lượng cùng với độ tuổi và đến một độ tuổi nhất định thì phát triển đầy đủ.
Năng lực pháp luật hành chính của công dân xuất hiện từ khi sinh ra còn năng lực hành vi hành chính xuất hiện dần vì trẻ em chưa nhận thức đầy đủ về hành vi của mình nên chưa thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định. Như vậy đối với cá nhân thì thời điểm phát sinh năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính không giống nhau. Năng lực hành vi hành chính của cá nhân không chỉ phụ thuộc vào cách thức nhà nước thừa nhận khả năng thực tế đó.
Theo quy định của pháp luật hành chính, năng lực pháp luật hành chính còn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, trình độ văn hoá …có trường hợp năng lực hành vi pháp luật hành chính của mọi công dân còn bị hạn chế theo quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Thời điểm chấm dứt năng lực chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật hành chính là khi cá nhân đó chết hoặc cá nhân đó không đủ điều kiện để có năng lực hành vi nữa. Ví dụ: cá nhân đó bị tâm thần, mất năng lực hành vi…
2.2. Đối với tổ chức
Năng lực chủ thể của tổ chức phát sinh khi tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật mà có thể nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật cụ thể hoặc được nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong quản lý hành chính nhà nước, năng lực hành vi và pháp luật hành chính của tổ chức phát sinh cùng lúc.
Thời điểm chấm dứt năng lự chủ thể của tổ chức trong quan hệ pháp luật là khi không còn những quy định của nhà nước về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong quan hệ pháp luật hoặc tổ chức đó bị giải thể.
3. Về nội dung
Năng lực chủ thể của cá nhân : được xem xét trên hai phương diện là năng lực pháp luật và năng lực hành vi hành của cá nhân.
Năng lực pháp luật là khả năng cá nhân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý nhất định do nhà nước quy định. Năng lực hành vi là khả năng của cá nhân được Nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có quyền và nghĩa vụ pháp lý đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do hành vi của mình mang lại, cá nhân phải đạt được những điều kiện nhất định thì mới có năng lực hành vi pháp luật như tuổi, trình độ, sức khỏe…
Ví dụ: công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên được phép đăng ký bằng lái xe máy.
Hoặc điều 20 Bộ luật dân sự năm 2015. quy định: Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ trường hợp mất năng lực hành vi, hạn chế năng lực và khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
Năng lực pháp luật của các nhân phụ thuộc vào mức độ nhận thức, trưởng thành của cá nhân; Năng lực hành vi của cá nhân chỉ có khi cá nhân đạt đạt độ tuổi nhất định; Năng lực hành vi của cá nhân của cá nhân mất khi người đó chết hoặc một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan,
Năng lực chủ thể của tổ chức : Được phát sinh khi nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong quản lý nhà nước và chấm dứt khi không còn những quy định đó hoặc tổ chức đó bị giải thể. Từng cá nhân trong tổ chức đó có năng lực hành vi hành chính hoặc năng lực hành vi dân sự cụ thể.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Năng lực pháp luật chủ thể của tổ chức phụ thuộc vào năng lực pháp luật của từng pháp nhân, cơ quan, đơn vị cụ thể. Năng lực hành vi của tổ chức có từ khi thành lập (có đồng thời với năng lực pháp luật), năng lực hành vi của tổ chức mất chỉ khi không còn pháp nhân chấm dứt tồn tại, tổ chức đơn vị bị tuyên bố giải thể. Mỗi một pháp nhân được thành lập đều có mục đích và nhiệm vụ nhất định (sản xuất kinh doanh hay một nhiệm vụ xã hội khác). Bởi vậy, năng lực chủ thể của pháp nhân phải phù hợp với mục đích hoạt động của pháp nhân đó. Năng lực chủ thể của pháp nhân là chuyên biệt, phù hợp với mục đích và lĩnh vực hoạt động của nó, các pháp nhân khác nhau có năng lực chủ thể khác nhau.
4. Về yếu tố tác động
Yếu tác động năng lực chủ thể của cá nhân là năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân. Năng lực pháp luật của cá nhân hoàn toàn tùy thuộc vào những quy định cụ thể của pháp luật nên năng lực này sẽ thay đổi khi pháp luật thay đổi và có thể bị Nhà nước hạn chế. Ngoài ra, việc tham gia vào quan hệ pháp luật của cá nhân không chỉ phụ thuộc vào quy định của pháp luật mà còn phụ thuộc nhiều vào khả năng thực tế của mỗi cá nhân như độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe, khả năng tài chính, sự thừa nhận của Nhà nước…
Đối với tổ chức, mỗi tổ chức được thành lập với mục đích, chức năng, nhiệm vụ khác nhau nên các tổ chức khác nhau sẽ tham gia vào quan hệ pháp luật với các mục đích, vai trò khác nhau. Vì vậy yếu tố chi phối năng lực chủ thể của tổ chức là mục đích thành lập, vị trí, vai trò, lĩnh vực, phạm vi hoạt động của tổ chức.
Trên đây là sự phân tích của chúng tôi về sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức. Nếu còn vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ số tổng đài 1900.6568 để được hỗ trợ.