Với nhu cầu đáp ứng các hàng hóa, dịch vụ của chính phủ đối với các nhu cầu trong nước, chính phủ thực hiện việc mua sắm chính phủ từ các nước khác để phục vụ cho trong nước. Các lưu ý về mua sắm chính phủ như thế nào, các nguyên tắc áp dụng mua sắm chính phủ ra sao, vấn đề mua sắm Chính phủ tại Việt Nam như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mua sắm chính phủ là gì?
– Mua sắm của chính phủ trong tiếng Anh là “Government Purchases”.
Mua sắm của chính phủ được hiểu là việc chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của chính phủ một quốc gia. Khoản mua sắm chính phủ được xác định bằng tổng chi tiêu chính phủ trừ đi các khoản thanh toán chuyển khoản và trả lãi nợ.
Mua sắm của chính phủ là yếu tố chính trong việc xác định tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia (GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định trong một thời kỳ nhất định).
– Mua sắm chính phủ bao gồm các đặc điểm sau: Một trong những phương pháp tính GDP của một quốc gia là cộng tất cả chi tiêu trong nền kinh tế, được chia làm bốn loại chính như sau: Tiêu dùng cá nhân (C), chi tiêu để đầu tư kinh doanh (I), mua sắm của chính phủ để mua hàng hóa và dịch vụ (G), xuất khẩu ròng (NX). Bốn yếu tố này tổng hợp thành các yếu tố để tính GDP của một quốc gia. Trong đó mua sắm chính phủ là yếu tố đặc biệt, do đó các khoản Mua sắm của chính phủ được chia thành chi tiêu mua hàng hóa dịch vụ của các địa phương, chi tiêu chính phủ cho quốc phòng an ninh. Mua sắm chính phủ nắm tỷ lệ lớn trong tổng sản phẩm quốc nội.
Do nhu cầu của quốc gia trong thòi đại hiện đại hóa mà mua sắm của chính phủ đã tăng nhanh so với các thập kỷ trước.
Thêm một đặc điểm là mua sắm của chính phủ được coi là một yếu tố quan trọng của một nền kinh tế hiệu quả trong lí thuyết của Keynes.
Theo lý thuyết này thì việc tăng hoặc giảm chi tiêu chính phủ là một công cụ chính yếu để điều chỉnh chu kì kinh tế do tỷ trọng mua sắm chính phủ lớn.
2. Mua sắm Chính phủ được thực hiện theo cách nào?
Chi tiêu của chính phủ cho nhu cầu mua sắm được làm tăng nhu cầu theo hai cách:
+ Cách thứ nhất, chính phủ trực tiếp thúc đẩy tổng cầu kinh tế bằng cách mua hàng hóa, ví dụ như chính phủ mua thép để xây dựng cầu, chính phủ mua các trang thiết bị y tế, các trang thiết bị phục vụ nhu cầu khác…
+ Cách thứ hai, chính phủ tài trợ tiền cho cả công nhân và nhà cung cấp thúc đẩy họ tiêu thêm tiền vào hàng hóa và dịch vụ, còn được gọi là hiệu ứng số nhân.
– Các hình thức mua sắm của chính phủ bao gồm:
+ Mua sắm của chính phủ bao gồm từ chi tiêu cho các dự án cơ sở hạ tầng;
+ Mua sắm chính phủ thông qua việc trả lương cho nhân viên dịch vụ dân sự, dịch vụ công cộng đến;
+ Mua sắm chính phủ thông qua các khoản chi để mua các máy móc thiết bị văn phòng và bảo trì các tòa nhà công.
Cần lưu ý về cách xác định các khoản mua sắm của chính phủ, trong đó các khoản thanh toán chuyển khoản không liên quan đến mua hàng hóa hay dịch vụ, không được coi là mua sắm chính phủ.
– Theo Hiệp định số 212/WTO/VB về mua sắm của Chính phủ thì các nguyên tắc cơ bản về mua sắm chính phủ như sau:
+ Nguyên tắc đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử
Nguyên tắc này được áp dụng như sau: Đối với bất kỳ quy định, biện pháp thực thi nào liên quan đến gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh thì các Nước thành viên của hiệp định có nghĩa vụ đối xử bình đẳng ngay lập tức và vô điều kiện giữa hàng hoá, dịch vụ và nhà thầu của một Nước thành viên với các hàng hoá, dịch vụ và nhà thầu trong nước; và hàng hoá, dịch vụ và nhà thầu của các Nước thành viên khác. Điều kiện đối xử đối với các hàng hóa dịch vụ này là như nhau trong các điều kiện hoàn cảnh như nhau, không phân biệt đối xử đối với các quốc gia và các hàng hóa, dịch vụ.
Trong quá trình thực hiện các gói thầu liên quan đến mua sắm chính phủ, nguyên tắc này được hiểu là đối với bất kỳ quy định, hiện pháp thực thi nào liên quan đến gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh, một Nước thành viên của hiệp định, bao gồm cả các cơ quan mua sắm của mình, không được đối xử với một nhà thầu trong nước kém thuận lợi hơn một nhà thầu trong nước khác do mức độ phụ thuộc về tổ chức với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc do mức độ sở hữu của nước ngoài.
Nguyên tắc không phân biệt đối xử này cũng quy định không được phân biệt đối xử với một nhà thầu trong nước do hàng hoá hoặc dịch vụ mà nhà thầu đó cung cấp cho một gói thầu cụ thể là hàng hay hoặc dịch vụ của các Nước thành viên khác. Các điều kiện về nguyên tắc đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử nhằm tạo điều kiện quan trọng, đảm bảo tính công bằng và các điều kiện cơ bản giữa các nước tham gia hiệp định trong quá trình mua sắm chính phủ.
+ Hình thức lựa chọn nhà thầu:
Theo quy định tại Hiệp định này thì cơ quan mua sắm có nghĩa vụ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của hiệp định, trừ những trường hợp đấu thầu theo hình thức lựa chọn danh sách ngắn hoặc hình thức chỉ định thầu.
+ Quy tắc xuất xứ:
Trong quá trình mua sắm chính phủ mỗi nước thành viên có nghĩa vụ áp dụng các quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa trong gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh giống như quy tắc xuất xứ mà nước thành viên đó áp dụng với hàng hóa cùng loại trong hoạt động thương mại thông thường. Như vậy, hàng hóa trong gói thầu mua sắm chính phủ được áp dụng quy tắc xuất xử giống như quy tắc xuất xứ của các hàng hóa cùng loại.
+ Biện pháp ưu đãi trong nước:
Biện pháp ưu đãi trong nước đối với gói mua sắm chính phủ được hiểu là đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh, một Nước thành viên không được yêu cầu, xem xét, áp dụng hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp ưu đãi trong nước nào ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
+ Các quy định không áp dụng đấu thầu:
Các loại thuế và phí hải quan áp vào hàng hóa hoặc liên quan đến hoạt động nhập khẩu, phương pháp tính các loại thuế và phí đó, cũng như các quy định ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ ngoài các quy định áp dụng với những gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh thì sẽ không áp dụng đấu thầu.
+ Sử dụng phương tiện điện tử:
Các Nước thành viên cùng tham gia hiệp định trong quá trình tham gia mua sắm chính phủ có nghĩa vụ tạo điều kiện để tổ chức lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh thông qua phương tiện điện tử, bao gồm việc công bố thông tin gói thầu, đăng tải các
3. Vấn đề mua sắm chính phủ tại Việt Nam:
Có thể thấy rằng nội dung mua sắm chính phủ còn chưa được đề cập trong bất kì hiệp định thương mại tự do nào mà Việt Năm tham gia. Tại thời điểm xây dựng
Ở những nước đang phát triển thị trường mua sắm chính phủ đã đạt được những sự mở cửa nhất định, tự do hóa thương mại, tuy nhiên ở Việt Nam mở cửa thị trường vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ, từ trước tới nay Việt Nam vẫn đang có thói quen khép kín thị trường trong nước. Các giao dịch trong mua sắm chính phủ gần như chỉ dành riêng cho hàng hóa và nhà thầu trong nước. Chúng ta chưa sẵn sàng mở cửa thị trường lĩnh vực mua sắm công cho các công ty nước ngoài có khả năng cạnh tranh cao hơn. Chính vì thế, sự cạnh tranh giữa các nhà thầu, hàng hóa, sản phẩm cũng như sự công khai, minh bạch trong mua sắm chính phủ bị hạn chế, thậm chí chính sự bưng bít thông tin, cơ chế “xin – cho” đã dần triệt tiêu tính cạnh lành mạnh và là nguyên nhân gây nên tình trạng tham nhũng, tiêu cực, thất thoát vốn nhà nước trong hiệu quả đầu tư.
Bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển khi gia nhập GPA. Hầu hết các nước đều cần rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho việc gia nhập GPA, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc (mất 15 Năm). Đài Loan (15 năm), Ấn Độ…Việt Nam chính thức trở thành quan sát viên thứ 26 của GPA vào 5/12/2012. Như vậy có thể thấy rằng Việt Nam vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho việc gia nhập GPA, với sự khác biệt ở nhiều mặt giữa các quy định của GPA và các quy định về mua sắm chính phủ trong nước thì Việt Nam cần phải tìm hiểu rõ các quy định của GPA và xây dựng cho mình lộ trình thích hợp tránh những khó khăn mà các nước đi trước đã gặp phải.
Như vậy, mua sắm chính phủ là nhu cầu thiết yếu trong quá trình cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong nước. Chính phủ xem xét những nhu cầu cần thiết để thực hiện các gói thầu mua sắm chính phủ với các nước.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các vấn đề liên quan đến mua sắm chính phủ cũng như vấn đề mua sắm chính phủ ở Việt Nam.