Luật sư cho tôi hỏi: Thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Giám định tư pháp được pháp luật quy định như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp tôi! Tôi xin cám ơn!
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Giám định tư pháp được pháp luật quy định như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp tôi! Tôi xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Giám định tư pháp được pháp luật quy định như sau:
a) Trình tự thực hiện:
– Tổ chức có yêu cầu thì nộp hồ sơ đến bộ phận “một cửa” của Sở Tư pháp.
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn kê khai hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ theo yêu cầu thì tiếp nhận, vào sổ theo dõi và viết phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Trong trường hợp từ chối Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
– Nhận kết quả tại bộ phận "một cửa" của Sở Tư pháp.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị đăng ký hoạt động;
– Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp;
– Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện bảo đảm hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp theo Đề án thành lập quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật Giám định tư pháp;
– Bản sao quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp.
* Số lượng hồ sơ: Không quy định.
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện theo Đề án thành lập quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật Giám định tư pháp và cấp Giấy đăng ký hoạt động; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng Giám định tư pháp.
i) Lệ phí: Không quy định.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp.
Sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp không đăng ký hoạt động thì Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp hết hiệu lực.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 19006568 để được giải đáp.