Cá nhân kinh doanh không thường xuyên quan tâm nhiều đến vấn đề về thuế. Đối với hình thức kinh doanh không thường xuyên có những quy định riêng về nguyên tắc khai thuế. Cùng bài viết tìm hiểu khái niệm, quy định về cá nhân kinh doanh không thường xuyên.
Mục lục bài viết
- 1 1. Kinh doanh không thường xuyên:
- 2 2. Cá nhân kinh doanh không thường xuyên:
- 3 3. Quy định của pháp luật về nguyên tắc khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh:
- 4 4. Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế theo từng lần phát sinh:
- 5 5. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế:
- 6 6. Quy định về phương pháp tính thuế theo từng lần phát sinh:
1. Kinh doanh không thường xuyên:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, kinh doanh không thường xuyên được xác định tuỳ theo đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề và do cá nhân tự xác định để lựa chọn hình thức khai thuế theo phương pháp khoán được hướng dẫn cụ thể tại Điều 2
Như vậy, pháp luật nước ta quy định tuỳ theo đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề và do cá nhân tự xác định để lựa chọn hình thức khai thuế theo phương pháp khoán để xác định việc kinh doanh không thường xuyên. Về cơ bản, kinh doanh không thường xuyên là những hình thức không cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc tổ chức kinh tế khác mà sẽ căn cứ vào hoạt động của từng lần kinh doanh để tính thuế đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh không thường xuyên.
2. Cá nhân kinh doanh không thường xuyên:
Về cơ bản, các cá nhân kinh doanh không thường xuyên là các cá nhân sẽ thực hiện việc nộp thuế theo từng lần phát sinh.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh bao gồm:
– Cá nhân cư trú có phát sinh doanh thu kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam.
– Cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định.
Cũng theo quy định của pháp luật thì địa điểm kinh doanh cố định là nơi cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh như: địa điểm giao dịch, cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng, nhà kho, bến, bãi,…
– Cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức theo hình thức xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân.
– Những cá nhân nộp thuế khoán có mức doanh thu từ 100 triệu đồng một năm trở lên, phải tính và chịu các khoản thuế khoán là: Thuế môn bài, Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân.
3. Quy định của pháp luật về nguyên tắc khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh:
Theo Tiết a, Điểm 1, Điều 7
– Các cá nhân nộp thuế từng lần phát sinh khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo từng lần phát sinh nếu có tổng doanh thu kinh doanh trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng.
– Các cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức, tài sản tham gia hợp tác kinh doanh thuộc sở hữu của cá nhân, xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân thì cá nhân ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay. Tổ chức phải có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân tại cơ quan thuế quản lý tổ chức theo đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ vào quy định cụ thể được nêu trên, trường hợp cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định khai thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân theo từng lần phát sinh nếu có tổng doanh thu trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng.
4. Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế theo từng lần phát sinh:
Theo quy định tại điều 3, khoản 2 , điểm a, b
Đối với doanh thu tính thuế:
Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế đối với trường hợp thuộc diện chịu thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ được xác định theo hợp đồng bán hàng, gia công, hoa hồng, dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội; các khoản bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng đối với doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Doanh thu tính thuế trong một số trường hợp cụ thể như sau:
– Doanh thu tính thuế đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hóa trả tiền một lần không bao gồm tiền lãi trả chậm.
– Doanh thu tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu tặng.
– Doanh thu tính thuế đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu từ hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.
– Doanh thu tính thuế đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu cước vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế.
– Doanh thu tính thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt được nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành trong năm dương lịch. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu:
Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân nộp thuế từng lần phát sinh áp dụng như đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ tài chính.
Theo quy định tại điều 2 khoản 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC về tỷ lệ thuế được quy định cụ thể như sau:
– Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề cụ thể được quy định như sau:
+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
+ Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.
5. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế:
Pháp luật nước ta đã ban hành quy định về thời điểm xác định doanh thu tính thuế được quy định cụ thể như sau:
– Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa hoặc thời điểm lập
– Đối với hoạt động vận tải, cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ nếu thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ trước thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ.
– Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành.
Việc đưa ra quy định về thời điểm xác định doanh thu tính thuế có những vai trò và ý nghĩa quan trọng để đảm bảo hoạt động của việc nộp thuế của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động bán hàng hóa; hoạt động vận tải, cung ứng dịch vụ hay hoạt động xây dựng, lắp đặt.
6. Quy định về phương pháp tính thuế theo từng lần phát sinh:
Theo Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ tài chính quy định về phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh cụ thể như sau:
Đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh:
– Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh áp dụng đối với cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định. Kinh doanh không thường xuyên được xác định tuỳ theo đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề và do cá nhân tự xác định để lựa chọn phương pháp khai thuế theo hướng dẫn tại Thông tư 40/2021/TT-BTC. Địa điểm kinh doanh cố định là nơi cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh như: Địa điểm giao dịch, cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng, nhà kho, bến, bãi hoặc địa điểm tương tự khác.
– Các cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh bao gồm:
+ Cá nhân kinh doanh lưu động.
+ Cá nhân là chủ thầu xây dựng tư nhân.
+ Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”.
+ Cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số nếu không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Chế độ kế toán:
Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh không bắt buộc phải thực hiện chế độ kế toán, nhưng phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và xuất trình kèm theo hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh.
Thời điểm khai thuế: