Kính chào Quý Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi một chút về vấn đề cây xanh đô thị được không ạ? Những trường hợp nào thì được phép chặt cây trong đô thị? Xin cảm ơn!
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Quý Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi một chút về vấn đề cây xanh đô thị được không ạ? Những trường hợp nào thì được phép chặt cây trong đô thị? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Tại Điều 14 của Nghị định 64/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị được quy định như sau:
“Điều 14. Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
1. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:
a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;
b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép:
a) Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn;
b) Cây bóng mát trên đường phố;
c) Cây bóng mát; cây bảo tồn; cây đã được đánh số, treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
d) Cây bóng mát có chiều cao từ 10 m trở lên; cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân.
3. Các trường hợp được miễn giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị là: chặt hạ ngay cho tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy. Trước khi chặt hạ, dịch chuyển phải có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và phải báo cáo lại cơ quan quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong.
…”
Như vậy, việc chặt hạ cây xanh đô thị chỉ được thực hiện khi thuộc một trong ba trường hợp sau đây:
– Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;
– Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
– Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Bên cạnh đấy, đối với những trường hợp thuộc Khoản 2 Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị thì khi chặt hạ cần phải có giấy phép. Còn trong trường hợp chặt hạ ngay cho tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy thì được miễn cấp giấy phép. Nhưng trước khi chặt hạ phải có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và phải báo cáo lại cơ quan quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.