Theo quy định tại Nghị định 06/2015/NĐ-CP về quy chế quản lý tài chính của công ty mẹ-tập đoàn dầu khí Việt Nam thì việc huy động vốn như sau:
Theo quy định tại Nghị định 06/2015/NĐ-CP về quy chế quản lý tài chính của công ty mẹ-tập đoàn dầu khí Việt Nam thì việc huy động vốn như sau:
1. Công ty mẹ được huy động vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của mình theo hình thức: Phát hành trái phiếu, vay vốn của tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức ngoài doanh nghiệp; vay vốn của người lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thay đổi hình thức sở hữu của Công ty mẹ.
3. Việc huy động vốn của tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, công ty mẹ phải thực hiện thông qua
4. Việc huy động vốn của các cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý vay nợ nước ngoài. Đối với khoản vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả; Bộ Công Thương phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài của Công ty mẹ và đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận.
5. Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu để phục vụ cho ngành nghề kinh doanh chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định
6. Thẩm quyền phê duyệt
a) Hội đồng thành viên Công ty mẹ quyết định hợp đồng vay vốn có giá trị đến dưới 30% vốn điều lệ phù hợp với các quy định của pháp luật và phải đảm bảo hệ số an toàn nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần, bao gồm cả các khoản bảo lãnh vay vốn đối với doanh nghiệp có vốn góp của Công ty mẹ theo quy định.
b) Trường hợp Công ty mẹ có tổng nhu cầu huy động vốn vượt mức phân cấp nêu trên, Hội đồng thành viên Công ty mẹ phải báo cáo Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt chủ trương trước khi quyết định.
Bộ Công Thương có trách nhiệm thông báo với Bộ Tài chính để phối hợp theo dõi và giám sát.
7. Công ty mẹ được bảo lãnh cho các công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc công ty có vốn góp của công ty mẹ khi thực hiện vay vốn của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc thực hiện bảo lãnh vay vốn như sau:
a) Tỷ lệ bảo lãnh của từng khoản vay không vượt quá tỷ lệ vốn góp của công ty mẹ trong doanh nghiệp được bảo lãnh.
b) Tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn đối với một doanh nghiệp không vượt quá giá trị vốn góp thực tế của Công ty mẹ tại doanh nghiệp đó.
c) Tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp không vượt quá số vốn chủ sở hữu của công ty mẹ và phải đảm bảo hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở. Công ty mẹ có trách nhiệm giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ đúng hạn đối với các khoản vay do công ty mẹ bảo lãnh cho các doanh nghiệp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp đặc biệt mà Công ty mẹ có nhu cầu cấp bảo lãnh vượt hạn mức theo quy định thì Hội đồng thành viên Công ty mẹ quyết định sau khi được Bộ Công Thương chấp thuận.
8. Trường hợp công ty mẹ sử dụng vốn huy động không đúng mục đích hoặc huy động vốn vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu nhưng không được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và xử lý trách nhiệm đối với Hội đồng thành viên Công ty mẹ theo quy định.