Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự
Hoạt động xét xử là dạng hoạt động có tính chất đặc biệt, hoàn toàn dựa trên hoạt động tư duy của các thành viên hội đồng xét xử. Để đảm bảo việc xét xử giải quyết vụ án khách quan, công bằng, đúng pháp luật thì khi xét xử thẩm phán, hội thẩm nhân dân phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ án dân sự nên đã được quy định là một nguyên tắc cơ bản của Bộ luật TTDS 2004.
Thứ nhất, xuất phát từ vị trí, vai trò của
Thứ hai, xuất phát từ thực tiễn hoạt động xét xử của tòa án. Hoạt động xét xử của tòa án là một hoạt động khó khăn, phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao. Do đó, nguyên tắc này được đặt ra nhằm đảm bảo không ai có thể can thiệp vào công việc xét xử của thẩm phán và hội thẩm nhân dân trong quá trình xét xử.
>>> Luật sư
Thực tiễn cho thấy vẫn còn tình trạng các cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp một cách trái pháp luật vào hoạt động xét xử của thẩm phán. Bên cạnh đó, còn không ít các trường hợp thẩm phán tự đánh mất tính độc lập, đạo đức nghề nghiệp của mình trong khi thực hiện công tác xét xử, họ thỏa hiệp lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để mưu lợi cho bản thân hoặc cho người khác. Từ đó, dẫn đến hiện tượng “chạy án”, “cò mồi” xảy ra khi khi xét xử các vụ án dân sự khiến cho cán cân công lí bị thiên lệch. Bên cạnh đó là tình trạng tham nhũng trong ngành tòa án cũng diễn ra khá phức tạp. Vì vậy để hoạt động xét xử đạt được mục tiêu là bảo vệ công lí, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người thì nhất thiết phải tạo ra một cơ chế nhằm đảm bảo sự độc lập của thẩm phán trước sự tác động nội bộ cũng như ngoài ngành tòa án.