Sử dụng lao động là người khuyết tật? Hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động người khuyết tật?
Hiện nay trong xã hội có những người kém may mắn vì họ sinh ra không được linh hoạt và đầy đủ bộ phận cơ thế, có thể gọi là những khiếm khuyết trên cơ thể họ, khiến cho hoạt động sinh hoạt của họ không thể như bình thường. Để bù đắp cho họ mọt phần nào đó và giúp họ có thể lạc quan hơn, sống ý nghĩa hơn thì nhà nước ta đã có những chính sách hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật được tham gia vào quan hệ lao động. Theo đó khi họ tham gia vào công việc lao động nào đó người sử dụng lao đông là cá nhân, doanh nghiệp..vv cần lưu ý thực hiện đúng quy định và tránh thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật. Vậy cụ thể Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật được pháp luật quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
1. Sử dụng lao động là người khuyết tật
Căn cứ theo quy định tại điều 159. Sử dụng lao động là người khuyết tật
1. Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người lao động là người khuyết tật.
2. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
Như chúng ta đã biết thì người khuyết tật vốn dĩ chịu nhiều bất lợi so với người bình thường khác vì khiếm khuyết trên bộ phận cơ thể họ khiến cho mọi sinh hoạt không thể diễn ra nhu một người bình thường, theo đo nên để bù đắp quyền lợi cho những người này, Nhà nước rất chú trọng đến việc sử dụng lao động là người khuyết tật, thiết lập các cơ chế, chính sách dành cho người lao động khuyết tật và doanh nghiệp có sử dụng những lao động để đảm bảo chế độ tốt nhất cho họ và có thể khuyến khích cho doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật. Qua đó chúng ta cũng thấy rõ Nhà nước rất chú trọng đến việc đưa ra những chính sách khuyến khích, ưu đãi để tạo điều kiện cho người lao động là người khuyết tật được làm việc, tham gia vào quan hệ lao động như bình thường.
Ngoài ra đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật sẽ được hưởng chính sách khi sử dụng lao động là người khuyết tật cụ thể như sau:
+ Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có có số người khuyết tật (phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về số người khuyết tật) bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp.
+ Được hỗ trợ vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm
+ Được hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc cho người khuyết tật: Mức hỗ trợ theo tỷ lệ người khuyết tật làm việc ổn định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh do Thủ tướng Chính phủ quy định. Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định mức kinh phí hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc cho cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật.
+ Ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước: Áp dụng đối với đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 70% là người khuyết tật trở lên. Giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% đến dưới 70% là người khuyết tật.
+ Trong thời gian được miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước, cơ sở sản xuất, kinh doanh không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho, cho thuê quyền sử dụng đất, mặt bằng, mặt nước; không được thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, góp vốn liên doanh, liên kết bằng quyền sử dụng đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai.
Kết luận: như vậy từ những phân tích như trên cho thấy, nhà nước không chỉ tạo điều kiện giúp đỡ người khuyết tật tự tạo ra thi nhập chính cho bản thân mà còn thúc đẩy bằng cách khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng người lao động là người khuyết tật, xuất phát từ việc muốn hỗ trợ giúp đỡ những người trong xã hội tại nước ta đã có rất nhiều trung tâm việc làm dành riêng chô người khuyết tật, tại đó họ sẽ được làm việc để cống hiến cho đất nước và tạo ra thu nhập cho mình. đây là một hoạt động rất có ý nghĩa thiết thực mà chúng ta nên phát huy nó. Theo đó khi làm việc người lao động là những người khuyết tật sẽ được hưởng quyền lợi cũng như là điều kiện lao động chúng tôi nêu như trên. Nếu cá nhân hay tổ chức sử dụng người lao động là người khuyết tật mà có hành vi xâm phạm tới quyền lợi của họ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật đề ra.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Do người khuyết tật đã khiếm khuyết, thiệt thòi hơn so với những người bình thường chính vì vậy mà Nhà nước nghiêm cấm những hành vi xem thường, kì thị đối với người khuyết tật.
Theo quy định tại Điều 14 Luật người khuyết tật 2010 quy định những hành vi bị cấm đối với người khuyết tật.
Thứ nhất, kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật. Không được kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người khuyết tật. Người khuyết tật có thể do bẩm sinh hoặc có thể vì một lý do khác để lại những khuyết tật đó, điều đó là ngoài mong muốn của con người, họ đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề và tự ti với cuộc sống chính vì vậy không nên phân biệt, kỳ thị họ.
Thứ hai, xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.
Thứ ba, lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.
Thứ tư, lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ năm, người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật. Người khuyết tật thiệt thòi hơn so với những người khác, tuy nhiên họ không bị mất quyền con người chính vì vậy họ vẫn có quyền được tự do kết hôn trong khuôn khổ pháp luật cho phép và quyền được nuôi con. Đó là những quyền thiêng liêng của một con người chính vì vậy không ai được xâm phạm tới những quyền đó.
Thứ bảy, gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật.
Ngoài ra theo quy định tại bộ luật lao động 2019 cũng có quy định cụ thể về vấn đề này như sau:
Tại Điều 160. Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật bộ luật lao động 2019 quy định cụ thể:
“1. Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.”
Đầu tiên theo quy định tại khoản 1 có nêu ” Pháp luật nghiêm cấm sử dụng người lao động khuyết tật làm những công việc, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và cấm sử dụng người lao động khuyết tật suy giảm 51% khả năng lao động trở lên làm việc ban đêm” là nhằm mục đích phòng tránh những rủi ro xảy ra đối với người lao động khuyết tật, bởi lẽ người khuyết tật sẽ không linh hoạt như bình thường, xử lý tình huống và phản xạ của họ cũng không thể như một cơ thể bình thường nên quy định này là hoàn toàn hợp lý.
Thông thường người lao động khuyết tật là đối tượng có sự khiếm khuyết các chức năng của cơ thể và không thể có thể trạng, sức khỏe hoàn thiện như người lao động bình thường. Sự khiếm khuyết thể lực, trí lực đã là trở ngại lớn làm cản trở khả năng làm việc của họ, nếu tiếp tục đối mặt với những rủi ro hiện hữu trong lao động sẽ dễ dàng gây ra nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người lao động khuyết tật.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.