Tập quán quốc tế về biển phải là các quy tắc được áp dụng trong các điều kiện như nhau đối với tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế.
Luật biển quốc tế là một ngành luật xuất hiện từ rất sớm dưới dạng các quy phạm của luật tập quán và các hệ thống tư tưởng về quyền khai thác tài nguyên biển của con người. Liên hợp quốc pháp điển hóa các quy tắc này qua đó xây dựng lên hệ thống các quy phạm và nguyên tắc Luật biển hiện đại. Sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về các tập quán quốc tế và các học thuyết truyền thống về biển nhé.
1. Các tập quán quốc tế và các học thuyết truyền thống về biển:
Như chúng ta đã biết thì tại Việt Nam không thể không nhắc tới vai trò của biển đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Không chỉ cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm nay, Biển Đông còn tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hoá.
Các tập quán quốc tế về biển:
Tập quán quốc tế về biển phải là các quy tắc được áp dụng trong các điều kiện như nhau đối với tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế và các quy tắc này không bị phụ thuộc vào quyền loại bỏ hoặc thực hiện một cách đơn phương bởi một quốc gia bất kỳ. Trước thế kỷ XX tập quán quốc tế được sử dụng chủ yếu là nguồn của luật biển quốc tế. Các tập quán này có thể đã có từ rất lâu hoặc mới được hình thành nhưng chúng phải phù hợp và được cộng đồng quốc tế chấp thuận cao vì tính công bằng và khả thi trong việc áp dụng nó đối với các chủ thể của luật quốc tế. Từ xa xưa các quy ước như: Tự do thông thương không gây hại của các tàu buôn, tự do đánh bắt cá, tôn trọng vùng biển gần bờ của các quốc gia khác,… đã được ghi nhận và sau này các quy tắc đó cũng có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng các nguyên tắc của Luật biển quốc tế hiện đại. Trong quá trình phát triển của mình một bộ phận lớn các tập quán quốc tế đã được pháp điển hóa.
Bước sang thế kỷ XXI, mặc dù các điều ước quốc tế về luật biển rất phát triển, nhưng các tập quán quốc tế về biển vẫn bảo tồn được giá trị của mình. Các chủ thể vẫn sử dụng nó và đôi khi lại thiết lập một tập quán mới.
Các học thuyết truyền thống về biển:
– Thuyết Res Nullius: Nội dung của học thuyết này là biển cả vô chủ không của riêng ai vậy nên các chủ thể có thể làm bất kỳ điều gì và các chủ thể khác không có quyền phán xét.
– Thuyết Res Communis: Nội dung của thuyết này là biển cả là của chung tất cả các quốc gia đều được sử dụng. Sau này học thuyết truyền thống này đã góp phần vào việc thừa nhận sự khai thác của các quốc gia không có bở biển trong Luật quốc tế hiện đại.
– Thuyết biển tự do ( Mare Liberum) do Hugo Grotius đưa ra vào năm 1609: Nội dung của thuyết này là luật của tự nhiên, biển cả để mở, các nước tự do khai thác tài nguyên thiên nhiên, thủy hải sản,…
– Thuyết biển đóng ( Mare Clausum) năm 1635 được xây dựng để bảo vệ quyền lợi trên biển của vua Anh, thuyết này mang tính cá nhân nhưng chính sự khác biệt này đã góp phần vào việc pháp điển hóa các quy ước về thừa nhận và bảo vệ quyền của các quốc gia ven biển.
2. Học thuyết truyền thống về biển tiếng anh là gì?
Học thuyết truyền thống về biển tiếng anh là ” Traditional doctrine of the sea”
3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển trong luật quốc tế hiện đại:
Biển là cái nôi của sự sống, sự tiến hoá và sự phát triển của loài người. Ngày nay, biển không chỉ còn đơn thuần là một nguồn tài nguyên quốc gia, mà nó còn đóng vai trò là nhân tố trực tiếp và đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược trong kinh tế cũng như an ninh quốc phòng của các quốc gia có biển. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã biết tận dụng thế mạnh về biển của mình, vươn lên chiếm giữ và khẳng định vị trí cường quốc về kinh tế cũng như quân sự.
Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là ”Thế kỷ của đại dương”, bởi cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập kỷ tới. Trong bối cảnh đó, các nước có biển, nhất là các nước lớn đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển.
Do tầm quan trọng của biển nên không chỉ ngày nay mà đã từ lâu, cuộc chạy đua trong sự phát triển kinh tế biển cũng như triển khai lực lượng quân sự trên biển và sự tranh chấp trên biển diễn ra rất gay gắt. Cùng với sự thay đổi nhận thức của con người về tầm quan trọng của biển, các quy phạm pháp lý điều chỉnh hoạt động khai thác, sử dụng, hợp tác, giải quyết tranh chấp biển cũng đã hình thành và phát triển mạnh mẽ như một sự tất yếu.
Tiêu biểu cho các quy phạm này là bản Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp quốc – Được coi như là bản Hiến pháp trong lĩnh vực biển, là cơ sở nền móng hình thành các cơ chế, tổ chức hợp tác toàn cầu và khu vực. Việt Nam nằm trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch giữa ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối liền châu Âu, Trung Cận Đông với Đông á và bờ biển phía Tây châu Mỹ. Điều này vừa tạo thuận lợi cho Việt Nam vươn ra biển, nâng cao vị trí địa – chính trị và địa – kinh tế của Việt Nam, vừa đặt ra những phức tạp, thách thức do sự cạnh tranh giữa các nước lớn khác ở khu vực trọng yếu này. Biển Đông là một vùng biển rộng lớn, tài nguyên phong phú, lại án ngữ một trong những đường hàng hải quốc tế có lưu lượng tàu bè qua lại dày đặc.
Chính vì vậy, đối với rất nhiều nước trong và ngoài khu vực, Biển Đông mang tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, vô cùng trọng yếu trong an ninh quốc phòng. Tham vọng chiếm hữu Biển Đông đã đưa vùng lãnh thổ này trở thành một “điểm nóng” về tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia. Có thể nói tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là một dạng tranh chấp điển hình, khi nó mang tất cả những đặc trưng cơ bản nhất của một vụ tranh chấp biển. Tính phức tạp của tranh chấp Biển Đông không chỉ nằm ở trong vấn đề có sự tham gia của rất nhiều nước
Tranh chấp biển là một dạng của tranh chấp lãnh thổ, vừa mang tính chất pháp lý, vừa mang tính chất chính trị, với sự phức tạp nhạy cảm đặc thù vốn có, tranh chấp biển thường rất nguy hiểm luôn tiềm ẩn khả năng bùng phát các cuộc xung đột, đe dọa hòa bình, ổn định của khu vực cũng như của quốc tế. Từ thực tiễn đó, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp chủ quyền về lãnh thổ trở nên đặc biệt có ý nghĩa trong việc hạn chế, hạ nhiệt các “điểm nóng” xung đột nhằm duy trì hoà bình thế giới. Đây chính là lý do để tác giả mạnh dạn chọn “nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển trong luật quốc tế hiện đại. Liên hệ với chủ quyền trên biển của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Từ những sự kiện và xu hướng quốc tế trong tranh chấp và giải quyết tranh chấp biển đảo, đề tài mang giá trị thực tiễn sau:
– Đưa ra một cái nhìn khái quát về tranh chấp lãnh thổ biển trong các giai đoạn lịch sử và cho tới tận ngày nay với những điểm đặc thù, cơ bản nhất;
– Hệ thống hoá các nguyên tắc cơ bản về giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển trong luật quốc tế hiện đại; áp dụng các nguyên tắc cơ bản về giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển trong luật quốc tế hiện đại đối với vấn đề Biển Đông;
– Phân tích và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên cơ sở lập trường luật quốc tế hiện đại nói chung và các nguyên tắc cơ bản về giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển nói riêng; Nâng cao nhận thức đúng đắn về chủ quyền quốc gia và giá trị của nó trong bối cảnh toàn cầu hoá, nhất là trong giới trẻ ngày nay đồng thời góp một phần trong công tác tuyên truyền ý thức đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, dân tộc
Trên đây là những thông tin về nội dung liên quan tới các tập quán quốc tế và các học thuyết truyền thống về biển, hi vọng các thông tin nỳ sẽ hữu ích và mang lại cho bạn đọc kiến thức chung về các học thuyết này.