Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý dựa trên nguyên tắc tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch
Nguyên tắc quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hoạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
Cơ sở pháp lý : Nguyên tắc này được ghị nhận tại khoản 4, Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
Nội dung nguyên tắc:
Một trong những nguyên tắc khi thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội là “Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần”.
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, chứa đựng cả nội dung kinh tế, nội dung xã hội và nội dung pháp lý. Để đảm bảo thực hiện hài hào các nội dung nói trên và đạt được mục tiêu mà bảo hiểm xã hội đặt ra thì việc thực hiện bảo hiểm xã hội trước hết là trách nhiệm của Nhà nước. Nhà nước là người trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và quản lý toàn bộ sự nghiệp bảo hiểm xã hội thông qua việc ban hành các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội và kiểm tra thực hiện các quy định đó. Mặt khác, quỹ bảo hiểm xã hội với ý nghĩa là một quỹ tích lũy hình thành trên cơ sở đóng góp của ba bên ( Nhà nước – người sử dụng lao động – người lao động), nhằm giúp đỡ về mặt vật chất cho người lao động khi họ gặp rủi ro, khó khăn không chỉ khi đang tham gia quan hệ lao động. Do đó bên cạnh nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm cho các chủ thể tham gia quan hệ lao động thì Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội và trong trường hợp cần thiết Nhà nước có các biện pháp để bảo toàn giá trị quỹ, đảm bảo sự an toàn về tài chính cho quỹ bảo hiểm xã hội.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Để hạn chế được thất thoát cho quỹ và nâng cao tính hiệu quả trong quản lý quỹ bảo hiểm xã hội thì cần phải thực hiện được đầy đủ nguyên tắc này. Trong quản lý nhà nước về tài chính bảo hiểm xã hội cần quy định và hướng dẫn cụ thể về các hạng mục thu, chi; quy chế quản lý đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội cũng cần phải rõ ràng, minh bạch…; đồng thời phải có cơ chế kiểm tra, giám sát, chế độ báo cáo, kiểm toán… Bên cạnh đó, bảo hiểm xã hội là cơ quan quản lý quỹ cần có chiến lược về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để hình thành được một đội ngũ cán bộ có đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng về quản lý tài chính nhằm đáo ứng tốt nhiệm vụ được giao.
Ý nghĩa của nguyên tắc:
+ Đảm bảo tính hiệu quả của an sinh xã hội
+ Tính thống nhất, công khai và minh bạch nhằm tránh sự chồng chéo trong hệ thống bảo hiểm xã hội, tạo diều kiện thuận lợi cho các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.