Phụ cấp cán bộ công đoàn bao gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm đối với chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên cơ sở trở lên hoạt động kiêm nhiệm.
Phụ cấp cán bộ công đoàn bao gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm đối với chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên cơ sở trở lên hoạt động kiêm nhiệm; Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn (cán bộ công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam).
Mức phụ cấp căn cứ theo quy định tại Quyết định 1439/QĐ-TLĐ như sau:
1. Phụ cấp kiêm nhiệm
– Chủ tịch công đoàn các cấp trên cơ sở ở đơn vị có chỉ tiêu biên chế chuyên trách nhưng hoạt động kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm hàng tháng bằng 10% lương ngạch bậc, chức vụ và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
– Phó Chủ tịch công đoàn các cấp trên cơ sở ở đơn vị có chỉ tiêu biên chế chuyên trách, nhưng hoạt động kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm hàng tháng bằng 7% lương ngạch bậc, chức vụ và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
– Cán bộ giữ chức vụ kiêm nhiệm ở đơn vị nào do đơn vị đó chi trả phụ cấp và quyết toán vào mục 2 “Phụ cấp cán bộ công đoàn không chuyên trách”
– Cán bộ giữ nhiều chức danh kiêm nhiệm chỉ được hưởng 1 mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất (do ngân sách công đoàn chi);
– Đối với kế toán kiêm nhiệm (không là cán bộ công đoàn chuyên trách) của công đoàn cấp trên cơ sở được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm như phó chủ tịch công đoàn cấp trên cơ sở kiêm nhiệm.
2. Phụ cấp trách nhiệm
– Mức phụ cấp căn cứ vào số lao động là đối tượng trích nộp kinh phí công đoàn do đơn vị quản lý.
– Cán bộ tham gia Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên cơ sở ở cấp nào được hưởng phụ cấp trách nhiệm của cấp đó. Trong 1 cấp công đoàn, cán bộ giữ nhiều chức danh có chế độ phụ cấp trách nhiệm chỉ được hưởng 1 mức phụ cấp trách nhiệm của chức danh cao nhất.
– Phụ cấp trách nhiệm = (Hệ số phụ cấp) x (Tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Nhà nước)
– Phụ cấp trách nhiệm của cấp nào do cấp đó chi và quyết toán vào mục 2 “Phụ cấp cán bộ công đoàn không chuyên trách”.
LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn được hướng dẫn điều chỉnh mức phụ cấp trách nhiệm cho phù hợp với khả năng ngân sách và thực tế hoạt động của đơn vị, nhưng tối đa không quá mức phụ cấp cao nhất quy định như sau:
Mức phụ cấp công đoàn cấp trên cơ sở.
TT | Số lao động | Hệ số phụ cấp | |
Ủy viên Ban Chấp hành | Ủy viên Ủy ban Kiểm tra | ||
1 | Dưới 10.000 lao động | 0,20 | 0,15 |
2 | Từ 10.000 đến dưới 30.000 lao động | 0,25 | 0,20 |
3 | Từ 30.000 lao động trở lên | 0,30 | 0,25 |
Mức phụ cấp LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
TT | Số lao động | Hệ số phụ cấp | |
Ủy viên Ban Chấp hành | Ủy viên Ủy ban Kiểm tra | ||
1 | Dưới 300.000 lao động | 0,35 | 0,25 |
2 | Từ 300.000 lao động trở lên | 0,4 | 0,35 |
Mức phụ cấp tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
– Ủy viên Ban Chấp hành, hệ số phụ cấp: 0,45.
– Ủy viên Ủy ban Kiểm tra, hệ số phụ cấp: 0,40
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn cơ sở
– Nguyên tắc tính chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn cơ sở
– Không ký gia hạn hợp đồng cho cán bộ công đoàn có bị phạt không?
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại