Sơ đồ tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Cơ sở xây dựng hệ thống ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của cơ quan nhà nước mà đã được phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và quỹ ngân sách nhà nước này được đảm bảo thực hiện trong một năm để đảm bảo các chức năng, cũng như nhiệm vụ của nhà nước. Vậy trên thực tế hiện nay thì hệ thống ngân sách nhà nước ta được phân cấp quản lý trong việc thu cũng như trong việc chi ngân sách nhà nước trong các công việc được thực hiện cụ thể như thế nào. Luật Dương Gia dựa trên những căn cứ pháp lý, quy định của pháp luật xin trình bày vấn đề liên quan đến sơ đồ tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước như sau:
Căn cứ pháp lý:
Luật ngân sách nhà nước năm 2015 ban hành ngày 25 tháng 06 năm 2015
Mục lục bài viết
1. Khái niệm hệ thống ngân sách nhà nước
Hệ thống ngân sách nhà nước được hiểu là tổng thể các ngân sách của các cấp chính quyền trong hệ thống nhà nước. Tổ chức hệ thống ngân sách sẽ phải chịu tác động bởi nhiều yếu tố mà trước hết đầu tiên đó là chế độ xã hội của một hệ thống nhà nước cũng như việc phân chia về lãnh thổ hành chính. Thông thường ở các nước thì hệ thống ngân sách được tổ chức phù hợp với hệ thống của cơ quan hành chính.
Ở Việt Nam thì việc tổ chức hệ thống ngân sách cũng dựa vào hệ thống của toàn bộ các đơn vị hành chính. Tuy nhiên trước đây trong lịch sử thì không phải mỗi cấp chính quyền luôn luôn là một cấp ngân sách. Cơ cấu của hệ thống ngân sách nhà nước cũng đã có một số những thay đổi nhất định theo quá trình trong thời gian.
Đến năm 1967, thì hệ thống quản lý ngân sách nhà nước mới bắt đầu có sự phân cấp về quản lý ngân sách. Theo đó thì đối với hệ thống ngân sách nhà nước sẽ bao gồm hai cấp: ngân sách trung ương và cấp ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tuy nhiên thì tại thời điểm này Chính phủ trung ương nước ta mới chỉ phân giao cho chính quyền địa phương đứng ra đối với việc thực hiện một số nghiệp vụ nhất định trong khối hoạt động của ngân sách nhà nước có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ về việc phát triển kinh tế – xã hội của cấp chính trên phạm vi địa bàn mình quản lý.
Và thực tế hiện nay thì có thể đã cho thấy, tổ chức hệ thống của ngân sách nhà nước được thực hiện dựa trên theo mô hình cũ này đã không còn được khuyến khích các cấp chính quyền địa phương tiếp tục phát huy về các tính chủ động, cũng như tính sáng tạo trong việc khai thác và đảm bảo trong việc huy động nguồn tài chính trên mỗi một địa bàn để phục vụ nhu cầu phát triển đối với nền kinh tế, xã hội của từng địa phương. Từ đó tạo ra một tư tưởng ỷ lại, tư tưởng trong sự trông chờ của các đơn vị hành chính cấp tỉnh đối với sự trợ giúp của ngân sách cấp tỉnh, còn cấp tỉnh lại dựa dẫm trong sự trông chờ từ sự tài trợ trên cấp trung ương dót xuống.
Để khắc phục tình trạng trây ỳ nêu trên, thì bắt đầu từ năm 1978, Chính phủ đã quy định rõ ràng hơn về công tác trách nhiệm, cũng như về quyền hạn của các cấp chính quyền Nhà nước thuộc phân cấp tỉnh và cấp huyện trong việc quản lý về nguồn tài tài chính và nguồn ngân sách, theo đó thì nguồn ngân sách địa phương sẽ được chia thành hai cấp đó là nguồn ngân sách của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và nguồn ngân sách cấp huyện, quận.
Việc thừa nhận hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm ba cấp trước mắt đã phần nào khắc phục được một số nhược điểm của hệ thống ngân sách hai cấp, khuyến khích các cấp địa phương thực hiện bước đầu đối với việc khai thác tiềm năng cũng như khai thác thế mạnh trong việc huy động đối với các nguồn thu phát sinh trên địa bàn thuộc phân cấp mình quản lý.
Nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền thuộc cấp xã có đầy đủ phương tiện tài chính trong việc thực thi đối với những nhiệm vụ được giao thì vào năm 1983 Chính phủ Việt Nam đã ban hành ra các quyết định, theo đó thì các cấp chính quyền cấp xã cũng được xem như là một cấp của ngân sách nhà nước.
Như vậy, thì có thể thấy đây được xem là hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm bốn cấp đó là cấp ngân sách thuộc ngân sách trung ương, ngân sách của cấp tỉnh/thành phố, ngân sách của cấp huyện/quận và cuối cùng đó là quỹ ngân sách thuộc xã/phường đã được Nhà nước ta thừa nhận trên cơ sở áp dụng thực tiễn Việt Nam và vẫn được duy trì thực hiện cho đến nay.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 6 của
– Nguồn ngân sách của trung ương: Đây được xem là các khoản thu mà ngân sách nhà nước phân cấp cho các cơ quan trung ương hưởng và một số khoản chi trong ngân sách nhà nước thuộc trong khối nhiệm vụ chi của các cấp trung ương. Ngân sách trung ương sẽ bao gồm các đơn vị thuộc dự toán của cơ quan trung ương bao gồm các bộ, các cơ quan ngang bộ, các tổ chức xã hội thuộc trung ương, cũng như các cơ quan trực thuộc chính phủ và các tổ chức đoàn thể thuộc trung ương đứng ra dự toán.
– Nguồn ngân sách địa phương: Đây được xem là các khoản thu mà được ngân sách nhà nước đứng ra phân cấp cho các cấp tại địa phương thu bổ sung từ ngân sách trung ương, hưởng và một số các khoản chi ngân sách nhà nước mà thuộc trong phạm vi chi của cấp địa phương.
Trong quỹ ngân sách địa phương sẽ bao gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương trong đó sẽ tính đến quỹ ngân sách của các thị trấn, các phường và xã; quỹ ngân sách huyện, thị xã, quận, của các thành phố trực thuộc tỉnh và các thành phố trực thuộc trung ương bao gồm quỹ ngân sách của cấp xã, phường, thị trấn và ngân sách cấp huyện; quỹ ngân sách cấp tỉnh, cấp thành phố trực thuộc trung ương bao gồm quỹ ngân sách cấp tỉnh và các quỹ ngân sách của các thị xã, quận, huyện, các thành phố trực thuộc trung ương và thành phố thuộc tỉnh.
Trong hệ thống ngân sách này, Quốc hội chỉ phân giao nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể cho ngân sách trung ương, đồng thời xác định tổng khối lượng thu, chi trong năm ngân sách cho ngân sách địa phương. Giữa các cấp ngân sách có sự tương tác lẫn nhau trong quá trình thu, chi NSNN. Hệ thống NSNN được điều hành tốt vừa là kết quả vừa là nguyên nhân của một nền kinh tế – xã hội ổn định. Một cấp ngân sách được điều hành tốt không chỉ liên quan đến việc ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trong phạm vi của cấp chính quyền tương ứng quản lý mà còn góp phần vào việc điều hành ngân sách cấp khác, địa phương khác thuận lợi hơn và ngược lại.
Luật sư
2. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống ngân sách nhà nước
Thứ nhất đó là nguyên tắc thống nhất và tập trung dân chủ:
– Toàn bộ các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước phải được thực hiện trên nguyên tắc dự toán, thể hiện một cách đầy đủ tổng hợp vào trong ngân sách nhà nước.
– Các khoản chi ngân sách nhà nước chỉ được phép tiến hành thực hiện khi mà có dự toán được các cấp có thẩm quyền giao và luôn thực hiện với tiêu chí đúng nguyên tắc tiêu chuẩn, định mức và chế độ. Nguồn ngân sách của các cấp, các đơn vị dự toán nguồn ngân sách, đơn vị sử dụng nguồn ngân sách không được phép tự ý thực hiện các nhiệm vụ khi chưa có nguồn tài chính hay chưa có nguồn dự toán chi ngân sách mà làm phát sinh ra nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên hay nợ khối lượng xây dựng cơ bản.
– Các khoản thu về ngân sách nhà nước sẽ được thực hiện của các luật thuế và các chế độ thu theo quy định của pháp luật.
– Nguồn ngân sách nhà nước được quản lý một cách tập trung dân chủ, công khai, thống nhất, minh bạch, công khai cũng như công bằng. Nguồn ngân sách Nhà nước được quản lý dựa trên sự phân công cũng như phân cấp quản lý, việc phân công, phân cấp này gắn quyền hạn của các cơ quan này song song với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
Thứ hai, đó là nguyên tắc đảm bảo về tính phù hợp giữa cấp chính quyền nhà nước với cấp ngân sách.
– Nguồn ngân sách trung ương giữ một vai trò chủ đạo, ngân sách trung ương đảm bảo được việc thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia. Phối hợp, hỗ trợ đối với các địa phương mà chưa đả bảo được việc cân đối về nguồn ngân sách ngoài ra hỗ trợ các địa phương theo quy định của pháp luật.
– Quỹ ngân sách các cấp chính quyền địa phương hay quỹ ngân sách trung ương được phân cấp về nguồn thu và nhiệm vụ chi được cụ thể.
– Về việc ban hành cũng như việc thực hiện các chế độ, chính sách mới sẽ làm tăng chi về nguồn ngân sách luôn phải đưa ra các giải pháp để đảm bảo được nguồn tài chính, khả năng đưa ra là phù hợp với các khả năng về việc cân đối của nguồn ngân sách từng cấp quản lý. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào thì sẽ do cấp đó đảm bảo thực hiện và thực hiện đầy đủ. Việc đưa ra quyết định trong việc đầu tư các dự án hay chương trình mà sử dụng vốn ngân sách sẽ phải đảm bảo trong một phạm vi ngân sách theo đúng phân cấp quản lý.
– Nguồn ngân sách địa phương được phân cấp về nguồn thu luôn phải đảm bảo được thực hiện một cách chủ động thực hiện về các nhiệm vụ chi được giao ra. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định về việc phân cấp nhiệm vụ chi, nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương là phù hợp với các cấp quản lý về quốc phòng, về an ninh, về kinh tế-xã hội, cũng như trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn cụ thể.