Các trường hợp không phải đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước? Quy định chung về điều kiện đăng ký, cấp phép sử dụng tài nguyên nước?
Một trong những nguyên tắc bắt buộc khi sử dụng, khai thác các loại tài nguyên theo đúng pháp luật là người khai thác phải dắng ký lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp phép theo đúng quy định. Tuy nhiên, khi khai thác sử dụng tài nguyên nước không phải loại nào cũng cần phải đăng ký nhưng phải luôn đảm bảo được các biện phạm tránh gây ô nhiễm, cạn kiệt ảnh hưởng đến chính sách cũng như đời sống của công dân.
Cơ sở pháp lý:
– Luật tài nguyên nước
– Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước
1. Các trường hợp không phải đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi muốn hỏi phải đăng ký khai thác tài nguyên nước đối với những tài nguyên nước nào? Mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Hiện tại khai thác tài nguyên nước là quyền của công dân, tuy nhiên việc thực hiện phải tuân thủ quy định pháp luật nhằm đảm bảo bảo tồn tài nguyên nước, phòng tránh ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên nước. Vì vậy muốn khai thác tài nguyên nước cần đăng ký theo quy định tại Luật tài nguyên nước 2012, theo luật này có một số tài nguyên nước không cần đăng ký khi khai thác, ngoài các tài nguyên này thì đều phải xin cấp phép mới được khai thác.
Điều 44 quy định các tài nguyên nước không phải đăng ký khi cấp phép là:
a) Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;
b) Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn các hoạt động này gồm:
– Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm không thuộc trường hợp ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức ;
– Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;
– Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;
– Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;
– Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo.
– Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;
– Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;
– Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
Tuy nhiên trường hợp khai thác nước dưới đất quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 trên ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì vẫn phải đăng ký.
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước không thuộc các trường hợp trên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi quyết định việc đầu tư.
2. Quy định chung về điều kiện đăng ký, cấp phép sử dụng tài nguyên nước
Nguyên tắc cấp phép sử dụng tài nguyên nước được quy định: Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục; Bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo vệ tài nguyên nước và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; Ưu tiên cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước để cung cấp nước cho sinh hoạt; Không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi thực hiện việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước.
2.1. Điều kiện cấp phép
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc
– Đưa ra những đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
Phương án, biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.
– Đối với trường hợp xả nước thải vào nguồn nước, ngoài điều kiện quy định tại những nội dung nêu trên thì còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân khác đủ năng lực thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp đã có công trình xả nước thải;
+ Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xả nước thải;
+ Đối với trường hợp xả nước thải quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, còn phải có phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và thực hiện việc giám sát hoạt động xả nước thải theo quy định.
– Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất với quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, ngoài điều kiện quy định tại các Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, còn phải có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước theo quy định; trường hợp chưa có công trình thì phải có phương án bố trí thiết bị, nhân lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước.
– Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt có xây dựng hồ, đập trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 53 của Luật tài nguyên nước, điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và các điều kiện sau đây:
+ Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phương án quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp chưa có công trình;
+ Có quy trình vận hành hồ chứa; có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện việc vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, quan trắc khí tượng, thủy văn và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp đã có công trình.
2.2. Thời hạn của giấy phép
– Thời hạn của giấy phép tài nguyên nước được quy định như sau:
+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là mười lăm (15) năm, tối thiểu là năm (05) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là ba (03) năm, tối đa là mười (10) năm;
+ Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là hai (02) năm và được xem xét gia hạn một (01) lần, thời gian gia hạn không quá một (01) năm;
+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm;
+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại Khoản này thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.
– Căn cứ điều kiện của từng nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép của tổ chức, cá nhân, cơ quan cấp phép quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép
2.3 Gia hạn giấy phép
– Việc gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải căn cứ vào các quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 của Nghị định này và các điều kiện sau đây:
+ Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày;
+ Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp;
+ Tại thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, khả năng đáp ứng của nguồn nước.
– Đối với trường hợp khác với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này thì tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.
Như vậy, đối với việc tổ chức, cá nhân đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước thì phải xem xét dựa trên các nguyên tắc, điều kiện thực tế để xin cấp phép. Và phải dựa trên nguồn tài nguyên nước trong vùng về hiện trạng khai thác và sử dụng như thế nào. Bởi lẽ nguồn nước cũng là nguồn sinh to9ofn của con người nên các cơ quan có thẩm quyền luôn luôn đưa ra những quy định, biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên này, hạn chế các trường hợp khai thác gây ô nhiễm, cạn kiệt hoặc khai thác không đúng mục đích.