Trong quá trình làm việc liên quan đến tố tụng hình sự, việc xác nhân thân là bước rất quan trọng. Khi nói đến nhân thân chủ yếu là nói đến con người với tính cách. Vậy nhân thân người phạm tội trong Bộ luật Hình sự có quy định ra sao? Và được hiểu như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là nhân thân?
Nhân thân được hiểu chủ yếu là các yếu tố nói đến con người với tính cách là thành viên của xã hội, là người tham gia vào quan hệ xã hội, là thực thể xã hội. Khái niệm này chỉ bao gồm những đặc điểm về tâm lý, xã hội và có thể có một số đặc điểm về sinh học có ý nghĩa về mặt xã hội như giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, trình độ giáo dục, hệ thống giá trị, thái độ, cách cư xử…..
Như vậy, ta có thể thấy việc xác nhận các yếu tố liên quan đến nhân thân là các yếu tố rất quan trọng. Có thể nói các yếu tố nhân thân có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của con người, ảnh hưởng đến nhận thức của chủ thể. Việc các yếu tố đánh giá nhân thân nêu trên như giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, trình độ giáo dục, hệ thống giá trị, thái độ, cách cư xử…..có ảnh hưởng đến hành vi. Chính vì vậy, nói ngược lại khi đánh giá hành vi của một chủ thể ta cũng cần xem xét đến các yếu tố nhân thân gây ra ảnh hưởng.
2. Nhân thân người phạm tội là gì?
Nhân thân của người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ. Những đặc điểm riêng của người phạm tội ở đây bao gồm các đặc điểm riêng về mặt xã hội hoặc có ý nghĩa về mặt xã hội của người phạm tội.
Nhân thân người phạm tội là những vấn đề xung quanh như đã nêu trên đối với người phạm tội. Như chúng ta đã biết các yếu tố liên quan đến nhân thân là các yếu tố rất quan trọng. Có thể nói các yếu tố nhân thân có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của con người, ảnh hưởng đến nhận thức của chủ thể. Việc các yếu tố đánh giá nhân thân nêu trên như giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, trình độ giáo dục, hệ thống giá trị, thái độ, cách cư xử…..có ảnh hưởng đến hành vi. Chính vì lý do này, nên khi xem xét mức độ phạm tội, mức độ vi phạm hay cả mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội của tội phạm. Ta cần xem xét kỹ càng và chi tiết các tình tiết liên quan đến nhân thân để đánh giá một cách khách quan nhất về hành vi phạm tội của tội phạm.
3. Thế nào được coi là người có nhân thân tốt?
Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo do Hội đồng Thẩm phán
4. Đặc điểm của nhân thân tội phạm:
Những đặc điểm của nhân thân tội phạm có thể là tuổi, nghề nghiệp, thái độ làm việc, thái độ trong quan hệ với những người khác, trình độ văn hóa, lối sống, hoàn cảnh gia đình và đời sống kinh tế, thái độ chính trị, ý thức pháp luật, tôn giáo, tiền án, tiền sự…
Không phải ngẫu nhiên mà các yếu tố nhân thân tội phạm được liệt kê bao gồm độ tuổi, nghề nghiệp, thái độ làm việc, thái độ trong quan hệ với những người khác, trình độ văn hóa, lối sống , hoàn cảnh gia đình và đời sống kinh tế, thái độ chính trị, ý thức pháp luật, tôn giáo hay tiền án tiền sự là các đặc điểm của nhân thân tội phạm. Bởi lẽ, đây đều là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và hành vi của người phạm tội.
Thứ nhất, yếu tố về độ tuổi ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và hành vi thực hiện của người phạm tội.
Không bởi tự nhiên mà pháp luật nước ta lại chia độ tuổi của con người thành các giao đoạn thiếu nhi, thiếu niên và người đủ năng lực hành vi dân sự, đủ năng lực nhận thức. Bởi ở mỗi độ tuổi thì khả năng nhận thức và hiểu biết là khác nhau hoàn toàn. Việc kiến thức được học và được tiếp cận cũng sẽ bị hạn chế bởi độ tuổi. Chính vì vậy so sánh giữa việc người phạm tội là người chưa đủ khả năng nhận thức và năng lực hành vi sẽ được đánh giá theo khía cạnh pháp luật khác so với chủ thể đã đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực nhận thức
Thứ hai, yếu tố về môi trường học tập và làm việc của người phạm tội
Đối với các tối tượng phạm tội dưới 18 tuổi thì hầu như môi trường sinh sống của các bạn là trong môi trường nhà trường, mối quan hệ chỉ dừng lại là người thân trong gia đình và bạn bè thầy cô, khi đã qua độ tuổi học tập tại nhà trường, chủ thể đã đủ 18 tuổi trở lên, các mối quan hệ bắt đầu mở rộng. Môi trường sống lúc này cũng sẽ trở nên đa dạng hơn. Việc môi trường tốt hay xấu ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức của chủ thể cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng gây ra những tác động tới người phạm tội. Do vậy, nếu xem xét mức độ phạm tội, trong trường hợp người phạm tội được sinh ra và lớn lên trong môi trường nhiều tệ nạn, không được giáo dục tốt thì sẽ được xem xét trên một khía cạnh pháp luật khác so với chủ thể phạm tội được sinh ra trong môi trường giáo dục tốt nhưng vẫn phạm tội, biết được hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện
Thứ ba, yếu tối về trình độ văn hóa và lối sống của người phạm tội
Trình độ văn hóa hay còn được hiểu là trình độ học tập của người phạm tội. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên khi xem xét về hành vi phạm tội đối với người phạm tội. Bởi lẽ, trong trường hợp trình độ văn hóa thấp kém, việc hiểu biết và tuân thủ pháp luật thường sẽ bị hạn chế dẫn đến việc người phạm tội dễ dàng thực hiện hành vi vi phạm mà không lường trước được hậu quả sẽ xảy ra nghiêm trọng.
Về lối sống của người phạm tội cũng là một trong những yếu tố quan trọng của người phạm tội. Việc người phạm tội bị ảnh hưởng từ môi trường xấu đẫn đến lối sống bê tha, không quy chuẩn cũng khiến cho hành vi của người phạm tội bị ảnh hưởng theo lối sống và hành vi đó. Ngày nay, như chúng ta đã biết việc giới trẻ có lối sống buông thả, không được sự giám sát chu đáo tận tình từ bố mẹ và thầy cô. Chính vì lý do như vậy, nên một bộ phận giới trẻ do không có sự giáo dục tận tình, quan tâm sát sao từ phía thầy cô và nhà trường dẫn đến việc có những tội phạm mới ở độ tuổi học sinh đã vi phạm quy định pháp luật nghiêm trọng dẫn đến những hậu quả khôn lường và những kết cục đau buồn. Chính vì lý do đó, sự quan tâm và giáo dục từ phía nhà trường luôn là những yếu tố quan trọng và cần thiết để giáo dục các bạn trẻ để có lối sống tích cực và lành mạnh.
Trong luật hình sự, có những đặc điểm về nhân thân có thể được quy định là dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung hình phạt hoặc là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt.
Nhân thân của người phạm tội tuy không phải là yếu tố cấu thành tội phạm nhưng những đặc điểm về nhân thân của người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử muốn giải quyết được đúng đắn bất cứ vụ án hình sự nào đều đỏi hỏi phải nghiên cứu đầy đủ vấn đề nhân thân người phạm tội. Việc nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn. Cụ thể:
– Ở một số tội phạm, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa đối với việc định tội cũng như đối với việc định khung hình phạt. Đó là những tội phạm mà cấu thành tội phạm cơ bản hoặc cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ của những tội này có dấu hiệu phản ánh đặc điểm nào đó thuộc về nhân thân của người phạm tội.
Ví dụ: Cấu thành tội phạm tăng nặng của tội cưỡng đoạt tài sản theo điểm c, Khoản 2 Điều 135 Bộ luật hình sự đòi hỏi chủ thể có đặc điểm là tái phạm nguy hiểm.
– Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội còn có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hình phạt. Qua nghiên cứu nhân thân người phạm tội, không chỉ đánh giá được khả năng giáo dục cải tạo của người phạm tội mà còn giúp đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để có hình phạt phù hợp. Hành vi và con người luôn luôn có quan hệ với nhau cho nên tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng phụ thuộc phần nào vào tính chất của con người.
Chính mối quan hệ giữa nhân thân người phạm tội với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi người phạm tội cho nên Điều 45
Ngoài ra, qua việc nghiên cứu nhân thân của người phạm tội, các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử có thể làm sáng rõ một số tình tiết và các yếu tố cấu thành tội phạm như lỗi, mục đích, động cơ của người phạm tội.