Tôi muốn thế chấp một mảnh đất chủ sở hữu là hộ gia đình, cấp ngày 11/11/2014. Nhưng sổ hộ khẩu bị rách và tôi làm lại sổ hộ khẩu vào tháng 10/2014.
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên “Hộ gia đình”, cấp ngày 11/11/2004. Tháng 10/2014 do quyển sổ Hộ khẩu gia đình tôi rách nát, nên gia đình tôi đã làm thủ tục đổi sổ hộ khẩu mới. Nay tôi muốn thế chấp quyền sử dụng đất trên thì được yêu cầu xin xác nhận nhân khẩu gia đình tôi thời điểm cấp giấy chứng nhận là năm 2004. Tôi đã lên UBND phường xin và đã được cấp giấy xác nhận đó. Như vậy thì đã đủ cơ sở pháp lý để công chứng chưa?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ. Quyền sử dụng đất của gia đình bạn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên “Hộ gia đình”, tức là quyền sử dụng đất đó được coi là tài sản chung của hộ gia đình.
Ðiều 109 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình như sau:
“– Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận.
– Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý”.
Theo quy định trên, khi bạn thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên trong hộ gia đình bạn. Hiện nay, việc xác định chủ sở hữu tài sản chung của hộ gia đình được dựa trên căn cứ là “Sổ hộ khẩu” của gia đình. Theo đó, những thành viên có tên trong sổ hộ khẩu gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền đất mang tên “Hộ gia đình” sẽ là những người có quyền sở hữu sử dụng chung tài sản đó.
>>> Luật sư
Vì sổ hộ khẩu của gia đình bạn đã được cấp đổi nên cơ quan có thẩm quyền không thể căn cứ vào sổ hộ khẩu đó để xác định các thành viên là chủ sử dụng sở hữu tài sản chung của hộ gia đình banh. Đối với những trường hợp này, các cơ quan liên quan (như cơ quan công chứng thực hiện việc công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất…) sẽ yêu cầu hộ gia đình phải cung cấp giấy tờ, tài liệu để làm căn cứ xác định các thành viên hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Loại giấy tờ phổ biến hiện nay là giấy đơn xác nhận các thành viên của hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có xác nhận của
Vậy, bạn có thể xin xác nhận thành viên hộ gia đình tại cơ quan công an cấp huyện hoặc cơ quan công an cấp xã nơi gia đình bạn đăng ký hộ khẩu thường trú (cả hai cơ quan đều là cơ quan quản lý cư trú nên đều lưu giữ hồ sơ về nhân khẩu của gia đình bạn) hoặc xác nhận tại Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi tiếp nhận hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban đầu). Tuy nhiên, bạn cũng nên hỏi trước thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất tại cơ quan công chứng hoặc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm để được hướng dẫn cụ thể hơn. Vì trên thực tế, đa số quận huyện đều chấp nhận việc xác nhận thành viên hộ gia đình tại cơ quan công an cấp xã, nhưng có một số quận huyện lại yêu cầu phải xác nhận tại cơ quan công an cấp huyện. Sau khi có văn bản xác nhận, bạn có thể nộp cùng một bộ hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định tại cơ quan công chứng.