Việc áp dụng phương pháp trị giá giao dịch hàng hóa tương tự, giống hệt trong hoạt động hải quan còn nhiều hạn chế trên thực tiễn.
Trị giá giao dịch được hiểu là phần số liệu về giá trị của hàng hóa được đưa ra hoặc đưa vào lãnh thổ hải quan do cơ quan Hải quan quản lý và sử dụng phục vụ cho các mục tiêu quản lý Nhà nước về hải quan. Có hai loại: Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu và trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp xác định trị giá và dừng lại ngay ở phương pháp đã xác định được trị giá.
Định nghĩa về hàng hóa nhập khẩu giống hệt và tương tự được ghi nhận tại Khoản 8, 9 Điều 2 Nghị định 40/2007/NĐ-CP. Cụ thể, hàng hóa nhập khẩu giống hệt được hiểu là “những hàng hóa giống nhau về mọi phương diện, kể cả đặc điểm vật lý, chất lượng và danh tiếng; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự ủy quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam”. Hàng hóa nhập khẩu tương tự: “là những hàng hóa mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, được làm từ các nguyên, vật liệu giống nhau; có cùng chức năng và có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự ủy quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam”.
Quy định và việc áp dụng phương pháp trị giá giao dịch này còn một số điểm hạn chế, xin nêu ra một số giải pháp hoàn thiện toàn diện sau:
Thứ nhất, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý làm cơ sở cho việc xác định trị giá hải quan. Thường xuyên rà soát các văn bản pháp luật về trị giá hải quan, trong đó cần chú trọng công tác pháp điển hóa các quy định của pháp luật về trị giá hải quan. Cần có một số quy định cụ thể về chế tài đối với công chức hải quan khi tiến hành công tác xác định trị giá, cần được ghi nhận vào một văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhằm nâng cao tính răn đe. Bên cạnh đó, cần đổi mới, cải tiến công tác xây dựng pháp luật, xóa bỏ tình trạng “khép kín”, “cắt khúc”, giảm dần những điều khoản giao cho Chính phủ, Bộ tài chính bằng việc đưa vào những quy định là nội dung của Hiệp định trị giá như là một phần của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Cần chú trọng việc tổ chức tổng kết đánh giá việc thực hiện các văn bản pháp luật liên quan trị giá hải quan để có thể đưa ra những
Thứ hai, cần có những giải pháp đối với cơ quan hải quan, cụ thể là:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính trong công tác xác định trị giá, tạo điều kiện cho hoạt động của doanh nghiệp. Cơ quan hải quan cần tiếp tục lắng nghe, ghi nhận các kiến nghị của doanh nghiệp để đề ra các giải pháp đơn giản, thuận lợi, phù hợp với thực tế hoạt động xuất nhập khẩu.
Hai là, thực hiện tốt công tác cán bộ bắt đầu từ các bước tuyển dụng cán bộ, bồi dưỡng nhân lực sẵn có, đào tạo nhân lực théo hướng chuyên môn hoá
Ba là, tăng cường công tác kiểm tra việc tổ chức thực hiện của hải quan địa phương để tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo văn bản mới được thực thi hiệu quả. Cần có những kế hoạch nâng cao trách nhiệm của công chức trong công tác quản lý giá nói riêng và các quy trình nghiệp vụ nói chung, tham vấn đúng đối tượng, với căn cứ cơ sở rõ ràng, xác đáng, thuyết phục.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ ba, các doanh nghiệp nhập khẩu cần hợp tác chặt chẽ với quan hải quan để xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng. Các doanh nghiệp cần tự giác tuân thủ và chấp hành pháp luật hải quan. Để làm đc việc này doanh nghiệp cần phải nắm rõ nội dung của pháp luật về xác định giá, 6 phương pháp xác định trị giá cũng như quy trình, thủ tục xác định… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần minh bạch hoá các chứng từ có liên quan đến việc xác định trị giá hàng hoả, đặc biệt cần đàm phán rõ ràng, chu đáo với đối tác khi ký hợp đồng mua bán ngoại thương nhằm tạo điều kiện cho hoạt động hải quan diễn ra được hiệu quả, doanh nghiệp cần chủ động phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình khai báo, xác định trị giá tính thuế để kịp thời giải quyết. Doanh nghiệp cũng cần đấu tranh mạnh mẽ với những người không tự giác chấp hành, đấu tranh với những tiêu cực, nhũng nhiễu của một số bộ phận công chức hải quan để tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các doanh nghiệp và sự minh bạch trong quản lý kinh tế. Doanh nghiệp cần liên kết trong các hiệp hội doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi thương mại của mình. Việc liên kết lại vô hình chung tạo ra sức nặng và giúp doanh nghiệp có tiếng nói chung tác động đến ngành Hải quan trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin đóng góp từ phía các doanh nghiệp.