Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được biết đến như là doanh nghiệp hoạt động nhằm phục vụ việc mối giới bảo hiểm.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được biết đến như là doanh nghiệp hoạt động nhằm phục vụ việc mối giới bảo hiểm.
Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010 đã định nghĩa: “Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảohiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệpbảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợpđồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm”.
– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và thiết lập quan hệ bảo hiểm giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và người mua bảo hiểm.
-Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện các hoạt động như: Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm,doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm; Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bênmua bảo hiểm; Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
Trách nhiệm của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Thứ nhất, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện việc môi giới trung thực. Do đóng vai trò là bên trung gian giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm cho nên doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm cần đảm bảo tính khách quan, cung cấp thông tin một cách đầy đủ trung thực cho cả hai bên liên quan mà mình đang thực hiện hoạt động trung gian môi giới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cũng cần hoàn thành trách nhiệm thực hiện công việc trung thực đối với công ty bảo hiểm. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được có những hành vi tác động đến bên mua bảo hiểm để họ cung cấp thông tin sai lệch hoặc không đúng nhằm cản trở và gây khó khăn, thiệt hại cho doanh nghiệp bảo hiểm. Như vậy, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần cung cấp thông tin, tư vấn cho khách hàng về hình thức và các gói bảo hiểm một cách chi tiết cụ thể dựa trên nhu cầu của khách hàng, đồng thời cũng phải có trách nhiệm tìm hiểu đầy đủ, chính xác thông tin, nhu cầu của khách hàng và thông báo với doanh nghiệp bảo hiểm. Đây có thể coi là trách nhiệm quan trọng nhất của doanh nghiệp môi giới nói chung và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nói riêng.
Thứ hai, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm không tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm. Những hành vi tiết lộ thông tin gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của khách hàng có thể là: việc lộ thông tin cá nhân của khách hàng ảnh hưởng đến quyền bí mật đời tư của họ; cung cấp thông tin không đúng sự thật, thiếu khách quan về việc tham gia các loại hình bảo hiểm khiến khách hàng lựa chọn nhầm các gói dịch vụ không phù hợp nhu cầu và khả năng chi trả; tiết lộ thông tin không cần thiết của khách hàng cho doanh nghiệp bảo hiểm để gây khó dễ, ảnh hưởng quyền lợi của khách hàng… Trên thực tế, hành vi này rất đa dạng và xảy ra tương đối nhiều khiến một bộ phận người dân có nhu cầu mua bảo hiểm không còn tin tưởng vào việc mua bảo hiểm thông qua con đường môi giới. Chính vì vậy, trách nhiệm của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần đảm bảo quyền lợi cho khách hàng để lấy lại được niềm tin của họ về hoạt động môi giới bảo hiểm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm cần bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra. Trên cơ sở bảo hiểm trách nhiệm như một hình thức bắt buộc đối với các doanh nghiệp muốn hoạt động dưới hình thức môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới cần chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng do lỗi của hoạt động môi giới. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại này có thể phát sinh trong nhiều trường hợp nhưng phải là lỗi thuộc về bên doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Ví dụ như: do việc cung cấp, giới thiệu thông tin sai của doanh nghiệp môi giới khiến khách hàng chịu thiệt hại khi mua nhầm gói dịch vụ, khiến khi có những sự kiện bất ngờ với tính mạng hay tài sản của họ thì không có tiền bảo hiểm chi trả; hay việc cung cấp thông tin sai lệch về mức đóng, thu tiền đóng bảo hiểm từ khách hàng nhằm chiếm đoạt, ăn chênh lệch gây thiệt hại cho khách hàng…
Ngoài những trách nhiệm cơ bản mà pháp luật quy định cho doanh nghiệp môi giới thì mỗi nhân viên môi giới bảo hiểm phải tuân theo những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động tư vấn, hỗ trợ khách hàng tiếp cận với việc sử dụng và tham gia các loại hình bảo hiểm. Cần khách quan, trung thực, không có những hành vi gian lận, lừa đảo chiếm đoạt tiền từ khách hàng.