Giống cây trồng về mặt sinh học có thể được hiểu là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất và đồng nhất về hình thái cũng như tính ổn định qua các chu kỳ nhân giống. Vậy quyền đối với giống cây trồng là gì? Nội dung quyền đối với giống cây trồng bao gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Quyền đối với giống cây trồng là gì?
Tại khoản 2 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định:
“Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu”.
Vậy, quyền đối với giống cây trồng là quyền sở hữu tài sản được hình thành từ kết quả của quá trình chọn và tạo giống cây trồng, do đó chủ sở hữu có các quyền đối với tài sản của mình. Trên cơ sở thực hiện quyền của chủ sở hữu phát sinh các quan hệ đối với các chủ thể khác qua việc khai thác giống cây trồng, pháp luật điều chỉnh quan hệ này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể.
Tuy nhiên, quyền đối với giống cây trồng được hiểu theo nhiều phương diện:
Theo phương diện khách quan: quyền đối với giống cây trồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình chọn tạo, khai thác giống cây trồng và quyền ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền của chủ văn bằng bảo hộ.
Theo phương diện chủ quan: quyền đối với giống cây trồng là các quyền của tác giả, sở hữu giống cây trồng. theo đó, tác giả chủ sở hữu giống cây trồng có các quyền nhân than và quyền tài sản do pháp luật quy định.
Tóm lại, quyền đối với giống cây trồng là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng do có việc chọn tạo, phát hiện, phát triển, sử dụng, chuyển giao cho người khác, để thừa kế, kế thừa và quyền được bảo vệ khi quyền của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng bị xâm phạm.
Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì hoạt động tạo ra giống cây trồng đòi hỏi phải đầu tư lớn về kỹ thuật, lao động, nguyên vật liệu, kinh phí, mất nhiều thời gian và thậm trí nhiề năm với một số loại cây, vì vậy cơ chế xét đơn và bảo hộ quyền ưu tiên trong thời gian dài hơn so với các đối tượng sỏ hữu công nghiệp.
Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng chỉ được xác lập khi được cấp văn bằng bảo hộ. văn bằng bảo hộ là căn cứ pháp lý để chủ sở hữu độc quyền khai thác, sử dụng và tực hiện các quyền dân sự khác.
Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Như vậy, quyền đối với giống cây trồng là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng do có việc chọn tạo, phát hiện, phát triển, sử dụng, chuyển giao cho người khác, để thừa kế, kế thừa và quyền được bảo vệ khi quyền của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng bị xâm phạm. Cụ thể gồm hai quyền chính là quyền tác giả và quyền của chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng.
2. Nội dung quyền đối với giống cây trồng:
2.1. Quyền của tác giả giống cây trồng:
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, tác giả giống cây trồng được hiểu là người trực tiếp chọn tạo hoặc trực tiếp phát hiện và phát triển giống cây trồng mới. Trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp chọn tạo hoặc cùng nhau phát hiện và phát triển giống cây trồng mới thì họ chính là đồng tác giả của giống cây trồng. Do đó, tác giả giống cây trồng có các quyền sau:
– Thứ nhất, quyền được ghi tên với danh nghĩa là tác giả giống cây trồng trong Bằng bảo hộ giống cây trồng, và trong Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và được ghi tên trong các tài liệu công bố về giống cây trồng;
– Thứ hai, quyền được nhận thù lao về giống cây trồng theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
2.2. Quyền của chủ Bằng bảo hộ:
Chủ bằng bảo hộ về giống cây trồng có các quyền sau:
– Thứ nhất, quyền được sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng đối với các quyền sau đây liên quan đến vật liệu nhân giống của giống cây trồng đã được bảo hộ, bao gồm: quyền sản xuất hoặc nhân giống giống cây trồng; quyền chế biến nhằm mục đích nhân giống giống cây trồng; quyền chào hàng; quyền bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác; quyền xuất khẩu; quyềm nhập khẩu; quyền lưu giữ để thực hiện các hành vi trên.
Hơn nữa, quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng còn được áp dụng đối với các vật liệu thu hoạch thu được từ việc sử dụng bất hợp pháp vật liệu nhân giống của giống cây trồng đã được bảo hộ, trừ trường hợp chủ bằng bảo hộ giống cây trồng đã có cơ hội hợp lý để thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân giống của giống cây trồng nhưng không thực hiện.
– Thứ hai, quyền ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng. Chủ bằng bảo hộ đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ sẽ có quyền ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng. Cụ thể, ngăn cấm các hành vi xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ đối với giống cậy trồng sau:
+ Hành vi khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ dối với giống cây trồng mà không được phép của chủ bằng bảo hộ.
+ Hành vi sử dụng tên giống cây trồng mà tên của giống cây trồng đó trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc những loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ.
+ Hành vi sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không thực hiện nghĩa vụ trả tiền đền bù theo quy định của luật sở hữu trí tuệ về quyền tạm thời đối với giống cây trồng.
– Thứ ba, chủ bằng bảo hộ đối với giống cây trồng theo quy định còn có quyền để thừa kế hoặc kế thừa quyền đối với giống cây trồng và quyền chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.
2.3. Mở rộng quyền của chủ bằng bảo hộ:
Quyền của chủ bằng bảo hộ đối với giống cây trồng được mở rộng đối với các giống cây trồng sau:
– Giống cây trồng có nguồn gốc từ giống cây trồng đã được bảo hộ, trừ trường hợp giống cây trồng đã được bảo hộ có nguồn gốc từ một giống cây trồng đã được bảo hộ khác.
– Giống cây trồng được coi là có nguồn gốc từ giống cây trồng đã được bảo hộ nếu giống cây trồng đó vẫn giữ lại biểu hiện mang các tính trạng chủ yếu thu được từ kiểu gen hoặc các tính trạng thu được từ sự phối hợp các kiểu gen của giống cây trồng đã được bảo hộ, trừ những khác biệt là kết quả của sự tác động vào giống cây trồng đã được bảo hộ;
– Giống cây trồng không có sự khác biệt rõ ràng với giống cây trồng đã được bảo hộ;
– Giống cây trồng mà trong việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng đã được bảo hộ
2.4. Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng:
Các hành vi sau đây sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ đối với giống cây trồng:
– Hành vi khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ;
– Hành vi sử dụng tên giống cây trồng mà tên của giống cây trồng đó trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc của loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ;
– Hành vi sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không thực hiện trả tiền đền bù.
2.5. Quyền tạm thời đối với giống cây trồng:
Quyền tạm thời đối với giống cây trồng được hiểu là quyền của người đăng ký bảo hộ giống cây trồng phát sinh kể từ ngày đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công bố đến ngày được cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng. Trong trường hợp giống cây trồng không được cấp Bằng bảo hộ thì người đăng ký bảo hộ giống cây trồng không có quyền này.
Trong trường hợp người đăng ký bảo hộ biết giống cây trồng đăng ký bảo hộ đang được người khác sử dụng để nhằm mục đích thương mại thì theo quy định người đăng ký bảo hộ giống cây trồng có quyền
3. Hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng:
Các hành vi sau đây theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ không bị coi là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng đã được bảo hộ:
– Hành vi sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại;
– Hành vi sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích thử nghiệm;
– Hành vi sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích tạo ra giống cây trồng khác, trừ trường hợp mở rộng quyền của chủ bằng bảo hộ đối với giống cây trồng;
– Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng đã được bảo hộ để tự nhân giống và gieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất của mình.
Quyền đối với giống cây trồng theo quy định thì không được áp dụng đối với các hành vi liên quan đến vật liệu của giống cây trồng đã được bảo hộ do chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ cho phép bán hoặc thực hiện bằng cách khác để đưa ra thị trường Việt Nam hoặc đưa ra thị trường nước ngoài, trừ các hành vi sau đây:
– Hành vi liên quan đến việc nhân tiếp giống cây trồng đã được bảo hộ đó;
– Hành vi liên quan đến việc xuất khẩu các vật liệu của giống cây trồng đã được bảo hộ có khả năng nhân giống vào những nước không bảo hộ các chi hoặc loài giống cây trồng đó, trừ trường hợp xuất khẩu vật liệu của giống cây trồng nhằm mục đích tiêu dùng.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: VBHN Luật sở hữu trí tuệ ăm 2019.