Có thể nói trong giải quyết các vụ việc dân sự để có thể chứng minh chứng cứ có thật hay không thì việc xác định chứng cứ trong các trường hợp cụ thể cũng là vấn đề cần lưu ý. Vậy xác định chứng cứ là gì? Xác định chứng cứ trong tố tụng dân sự?
Mục lục bài viết
1. Xác định chứng cứ là gì?
Như vậy có thể thấy pháp luật quy định cụ thể về chứng cứ tại
Căn cứ thứ nhất đó là về thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Căn cứ thứ hai đó là về các văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. Ví dụ như vi bằng của Thừa phát lại, được xem là chứng cứ vì Quốc hội cho thành lập tổ chức Thừa phát lại, cho nên khi Thừa phát lại lập vi bằng để xác lập một sự kiện pháp lý nào, hành vi pháp lý nào thì hành vi pháp lý đó cũng là 1 văn bản, một tài liệu về chứng cứ của vụ án.
Căn cứ thứ ba đó là đối với văn bản có công chứng, chứng thực là chứng cứ của vụ án, nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định
2. Xác định chứng cứ trong tố tụng dân sự:
Chứng cứ là vấn đề trung tâm và quan trọng của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Có thể nói, mọi hoạt động trong quá trình chứng minh đều chủ yếu xoay quanh vấn đề chứng cứ, mọi giai đoạn của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 ( mở ra, kết thúc, kết quả) đều phụ thuộc vào chứng cứ cụ thể theo quy định tại Điều 95. Xác định chứng cứ bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
” 1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.
Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.”
Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình hoặc khai bằng lời tại phiên toà.
Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định.
Tập quán được coi là chứng cứ nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.
+ Cộng đồng là tập thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội tại nơi có tập quán;
+ Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng;
+ Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại;
+ Tập quán thương mại quốc tế là thông lệ, cách làm lặp đi, lặp lại nhiều lần trong buôn bán quốc tế và được các tổ chức quốc tế có liên quan thừa nhận;
+ Chỉ chấp nhận tập quán không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Đối với những vấn đề mà đương sự viện dẫn tập quán nhưng đã có văn bản quy phạm pháp luật quy định, thì Toà án phải áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó để giải quyết mà không áp dụng tập quán.
Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia về giá cả cung cấp
3. Ý nghĩa của hoạt động xác định chứng cứ trong tố tụng dân sự:
Đầu tiên thông qua bài viết chúng tôi đã phân tích một số nội dung như trên có thể thấy việc xác định chứng cứ có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự, theo đó việc nghiên cứu, xác định các sự kiện, tình tiết của vụ việc được tiến hành trên cơ sở của các chứng cứ và chỉ bằng cách dựa vào các chứng cứ mới làm sáng tỏ được những vấn đề cần chứng minh trong vụ án dân sự. Ngoài ra thông qua việc phát hiện chứng cứ, xem xét và ghi nhận chứng cứ về mặt tố tụng, kiểm tra tính xác thực của chứng cứ, đánh giá chứng cứ, cơ quan tiến hành tố tụng có thể nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các tình tiết của vụ án, xác định sự phù hợp của chúng với hiện thực từ đó tìm ra chân lý khách quan.
Ngoài ra việc xác định chứng cứ do cơ quan có thẩm quyền tiến hành còn để xác đinh chứng cứ đó có thật trên thực tế và có đúng hay không trong những vụ việc cụ thể thì trong quá trình chứng minh thực chất và nói chung là quá trình giải quyết chứng cứ, mọi giai đoạn của tố tụng dân sự đều được mở ra và kết thúc từ vấn đề chứng cứ, xuất phát từ chứng cứ, theo đó có thể thấy việc xác định chứng cứ bảo đảm cho
Như vậy chúng ta có thể đưa ra kết luận đó là xác định chúng cứ là việc rất quan trọng, bởi nó liên quan tới sự đúng đắn trong giải quyết vụ việc dân sự và chứng cứ được xác định đúng hay sai cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình tố tụng dân sự để có thể thực hiện theo đúng quy định và xét xử đúng đắn. Chính vì thế việc xác định chứng cứ cũng phải được thực hiện theo đúng quy định mà pháp luật đề ra.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015