Khái niệm, thành phần của đồng phạm được quy định như thế nào trong Bộ luật hình sự Việt Nam?
Khái niệm đồng phạm được quy định tại Khoản 1 Điều 20 Bộ luật hình sự : “ Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.
Như vậy, thứ nhất, đồng phạm phải có ít nhất từ hai người trở lên, có đủ dấu hiệu về chủ thể chủ thể của tội phạm như về năng lực trách nhiệm hình sự, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự
Thứ hai, đồng phạm là gồm nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm . Như vậy, hành vi phạm tội của mỗi người là cố ý và có sự liên quan, phối hợp chăt chẽ với nhau mà không hề tách rời nhau. N ếu có nhiều người phạm tội nhưng không cố ý cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm.
Chế định đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự có hai loại:
Đồng phạm đơn giản là trường hợp những người cùng thực hiện một tội phạm đều là người thực hành.
Đồng phạm có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện một tội phạm.
Trong một vụ án về đồng phạm, tùy thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật hình sự gồm: "Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm."
Trong đó, người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người thực hành là người có vai trò quyết định trong việc thực hiện tội phạm,vì họ là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội như: trực tiếp nhận hối lộ,trực tiếp cầm dao đâm nạn nhân,… Nếu không có người thực hành thì tội phạm chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, mục đích của phạm tội không đạt được.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Chỉ trong trường hợp phạm tội c ó tổ chức mới có người tổ chức. Người tổ chức có thể thực hiện những hành vi như: vạch kế hoạch, khởi xướng việc phạm tội. rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện tội phạm, điều khiển hành động của những người đồng phạm khác,…
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm chỉ được coi là đồng phạm khi hành vi xúi giục đó có liên quan trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của những người đồng phạm khác, và chỉ sau khi bị xúi giục, người thực hiện phạm tội mới có ý định phạm tội. Hành vi xúi giục phải cụ thể, nhắm vào tội phạm cụ thể và người phạm tội cụ thể, nếu chỉ có lời nói có tính chất gợi ý chung chung thì không phải là người xúi giục và không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của người thực hiện tội phạm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Người này cũng có vai trò quan trọng trong một vụ án có đồng phạm, giúp việc phạm tội thuận lợi hơn. Người giúp sức có thể giúp bằng lời khuyên, cung cấp phương tiện phạm tội như dao, súng , hứa tiêu thụ tài sản phạm tội,…
Đồng phạm không phải là tình tiết tăng nặng, cũng không phải là tình tiết định khung hình phạt, nhưng trong một số trường hợp, đồng phạm có ý nghĩa rất lớn đến việc xác định có dấu hiệu của tội phạm hay không. Ngoài ra, tòa án cũng căn cứ vào mức độ, vai trò của mỗi người trong "đồng phạm" để quyết định khung hình phạt đối với từng người.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Giúp sức thực hiện hành vi lừa đảo có phải là đồng phạm?
– Cầm hộ tài sản trộm cắp có bị coi là đồng phạm không?
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại