Các kỳ thi sẽ là căn cứ để xác định khả năng, phân loại học viên. Tùy vào quy mô và nội dung của từng cuộc thi thì các thí sinh sẽ đạt được những mục đích khác nhau. Để tránh xảy ra sai xót và gian lận trong các kỳ thi, việc thanh tra công tác trong các kỳ thi được Nhà nước rất quan tâm.
Mục lục bài viết
1. Biên bản thanh tra công tác trong các kỳ thi là gì?
Bất cứ ai cũng biết, học hành phải đi đôi với thi cử. Việc thi cử nhằm đánh giá việc dậy và học, cấp bằng, phân loại và xét tuyển, chọn lựa người phù hợp và có năng lực,… Mỗi cuộc thi có những mục đích khác nhau kỳ vọng của các thí sinh cũng không giống nhau.
Để đảm bảo quá trình thi cử diễn ra thuận lợi và đạt được mục đích của nó, việc tiến hành thanh tra trong các cuộc thi là rất cần thiết. Biên bản thanh tra công tác trong các kỳ thi được cơ quan có thẩm quyền ban hành để các đoàn thanh tra đánh giá hoạt động thi cử diễn ra đối với các cơ sở tổ chức các kỳ thi.
Mẫu biên bản thanh tra công tác trong các kỳ thi là mẫu biên bản của đoàn thanh tra công tác trong các kỳ thi do Bộ Giáo dục tổ chức lập ra, mẫu biên bản nêu rõ đại diện đoàn thanh tra, thông tin cơ sở diễn ra hoạt động thanh tra, nội dung thanh tra,… Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 23/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi. Sau khi lập biên bản phải có đầy đủ chữ ký của đại diện đoàn thanh tra, đại diện đơn vị và người ghi biên bản thì biên bản mới có giá trị.
2. Mẫu biên bản thanh tra công tác trong các kỳ thi:
CƠ QUAN TIẾN HÀNH THANH TRA
ĐOÀN THANH TRA THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ …/QĐ-…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
….., ngày ….. tháng …. năm …….
BIÊN BẢN
Thanh tra công tác ……
Căn cứ Quyết định thanh tra số…../QĐ-…..ngày …/…/… của về việc …..
Từ ngày…. đến ngày ….. tháng ….. năm…, tại ………
Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra công tác …….
1. Đại diện Đoàn thanh tra:
– Ông (bà) …… chức vụ …..
– Ông (bà) …… chức vụ …..
2. Đại diện ……
– Ông (bà) ……. chức vụ ……
3. Nội dung thanh tra……
Biên bản kết thúc vào hồi….giờ …… ngày …../…./…..
Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký xác nhận; biên bản được lập thành …… bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản./
ĐẠI DIỆN ĐOÀN THANH TRA
(Ký và ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu)
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản thanh tra công tác trong các kỳ thi:
– Phần mở đầu:
+ Tên cơ quan tiến hành thanh tra.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Địa điểm và thời gian tiến hành thanh tra.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản thanh tra công tác…
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin Quyết định thanh tra.
+ Họ tên đầy đủ và chức vụ của các thành viên trong đoàn thanh tra.
+ Họ tên đầy đủ và chức vụ của các thành viên đại diện đơn vị.
+ Nội dung thanh tra.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian kết thúc việc lập biên bản.
+ Ký và ghi rõ họ tên của đại diện đoàn thanh tra.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đại diện đơn vị.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người ghi biên bản.
4. Một số quy định của pháp luật về công tác thanh tra trong các kỳ thi:
Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá cũng như thực hiện các biện pháp kỉ luật của tổ chức, cá nhân thuộc tổ chức và quy trình thanh tra sẽ được thực hiện theo trình tự pháp luật nhất định. Các hoạt động thanh tra thường nhằm mục đích phục vụ hoạt động quản lý, bảo vệ các lợi ích nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Thanh tra ra đời là để bảo vệ về quyền sở hữu công nghiệp, để phục vụ quản lý về nhà nước, cũng là để bảo về lợi ích của nhà nước và cùng với đó là lợi ích hợp pháp của một cá nhân hay các tổ chức một cách hợp lý trong nhiều lĩnh vực của sở hữu công nghiệp. Quyền được thanh tra đó chính là tổ chức và người có đủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật, và được phía pháp luật nhà nước giao trách nhiệm. Đối tượng thanh tra là đối với các tổ chức, và các cá nhân thuộc quyền quản lý của nhà nước, của tổ chức mình. Thanh tra sẽ là người thực hiện những yêu cầu cũng như quy định về pháp luật thuộc về phạm vi quản lý nhà nước trong sở hữu công nghiệp của tổ chức mình.
Theo Điều 2 Thông tư 23/2016/TT-BGDĐT quy định về: Nguyên tắc hoạt động thanh tra các kỳ thi có nội dung như sau:
“1. Tuân theo quy định pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
3. Kết hợp giữa phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy chế với việc hướng dẫn thực hiện quy chế.
4. Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm tra; phối hợp giữa thanh tra nhà nước với thanh tra nội bộ của cơ sở giáo dục đại học.”
Như vậy, nguyên tắc hoạt động thanh tra là những quy tắc chỉ đạo, tiêu chuẩn hành động xuyên suốt trong quá trình tiến hành thanh tra của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước. Phù hợp với nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa – một nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước, hoạt động thanh tra đòi hỏi tuân thủ nguyên tắc tuân theo pháp luật. Thanh tra là hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp xử lý thích hợp, đảm bảo cho chính sách, pháp luật, kế hoạch được tôn trọng thực hiện. Nguyên tắc không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn Thanh tra cần thực hiện đúng kế hoạch thanh tra, đúng quyền hạn, trình tự thủ tục và đúng thời gian, thời hiệu thanh tra. Thanh tra phải kịp thời phát hiện những sai phạm để xử lý, ngăn chặn và đưa ra các giải pháp phù hợp với quy chế. Thực hiện hoạt động thanh tra nhằm góp phần đảm bảo tuân thủ pháp chế và kỷ luật nhà nước, tăng cường hiệu quả, hiệu lực hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Theo Điều 3 Thông tư 23/2016/TT-BGDĐT quy định về: Mục đích hoạt động thanh tra các kỳ thi có nội dung như sau:
“1. Đánh giá việc thực hiện các quy định về thi, xét tuyển, xét công nhận tốt nghiệp, tổ chức thực hiện và đánh giá luận văn, luận án của đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia.
2. Phòng ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý những trường hợp vi phạm quy chế; giúp cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục làm tốt công tác thi, xét tuyển, xét công nhận tốt nghiệp, tổ chức thực hiện và đánh giá luận văn, luận án.
3. Kịp thời kiến nghị cơ quan quản lý giáo dục các cấp có biện pháp để đảm bảo các kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
4. Giải quyết hoặc kiến nghị giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thi, xét tuyển, xét công nhận tốt nghiệp, tổ chức thực hiện và đánh giá luận văn, luận án.
5. Phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về thi, xét tuyển, xét công nhận tốt nghiệp, tổ chức thực hiện và đánh giá luận văn, luận án để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục.”
Mục đích thanh tra là nội dung quan trọng được đề cập trong Thông tư 23/2016/TT-BGDĐT quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong các kỳ thi và mang tính định hướng cho hoạt động của các cơ quan thanh tra. Mục đích thanh tra nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo Điều 4 Thông tư 23/2016/TT-BGDĐT quy định về: Hình thức thanh tra các kỳ thi có nội dung như sau:
“1. Thanh tra các kỳ thi được tiến hành theo kế hoạch hoặc đột xuất.
2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch hằng năm do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Giám đốc Sở GD&ĐT; giám đốc đại học quốc gia, đại học vùng, hiệu trưởng/viện trưởng/giám đốc cơ sở giáo dục đại học (gọi chung là hiệu trưởng) phê duyệt.
3. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thi, xét tuyển, xét tốt nghiệp, tổ chức thực hiện và đánh giá luận văn, luận án; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Giám đốc Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng giao.”
Theo Điều 5 Thông tư
“1. Hoạt động thanh tra các kỳ thi được thực hiện trước, trong quá trình tổ chức hoặc sau khi kết thúc kỳ thi.
2. Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ GD&ĐT quyết định tiến hành thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 16,
3. Cuộc thanh tra do Hiệu trưởng quyết định tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.
4. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.”