Người không được quyền hưởng di sản quy định tại Điều 643 BLDS2005 bao gồm cả người thừa kế theo pháp luật, cả người thừa kế theo di chúc.
Người không được quyền hưởng di sản quy định tại Điều 643 BLDS2005 bao gồm cả người thừa kế theo pháp luật, cả người thừa kế theo di chúc. Đó là những người đáng lẽ được hưởng di sản vì theo quy định của pháp luật thì họ là người thừa kế của người để lại di sản hoặc đã được người lập di chúc cho họ hưởng nhưng những người này lại có hành vi trái pháp luật, trái đạo đức nên bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản theo luật cũng như theo di chúc.
1. Căn cứ xác định người không có quyền hưởng di sản
Để xác định người không có quyền hưởng di sản, pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định về vấn đề này. Cụ thể tại Điều 643 BLDS. Đây là quy định nêu ra những trường hợp không được quyền hưởng di sản. Các nhà làm luật đã dựa vào một số căn cứ sau để đưa ra quy định về các trường hợp đó:
– Hiện nay, các quan hệ về thừa kế nói chung và các quan hệ về người không được hưởng di sản nói riêng ngày càng đa dạng. Để đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng như việc thống nhất quản lí bằng pháp luật, Nhà nước ta đã ra quy định về vấn đề người không được quyền hưởng di sản.
– Việc quy định về vấn đề này còn dựa trên những quan niệm đạo đức, phong tục tập quán ở nước ta. Thừa kế là một quan hệ mang tính đạo đức và phong tục tập quán.Trước đây khi chưa có pháp luật thì đạo đức và phong tục tập quán làm luôn cả nhiệm vụ của pháp luật trong việc giải quyết các vấn đề trong đời sống xã hội theo ý muốn chủ quan, theo phong tục tập quán nơi họ sinh sống và theo những gì mà họ cho là đúng. Pháp luật và đạo đức, phong tục tập quán có mối quan hệ qua lại vô cùng chặt chẽ. Pháp luật được xây dựng dựa trên đạo đức và những phong tục tập quán tốt đẹp. Theo đó, khi những người lẽ ra được hưởng thừa kế nhưng lại có hành vi bất xứng thì việc họ không được quyền hưởng thừa kế là một việc phù hợp với đạo đức và phong tục tập quán của chính chúng ta.
2. Người bị truất quyền hưởng di sản
Truất quyền thừa kế là việc người để lại thừa kế không cho người thừa kế hưởng di sản của mình. Đây là một trong những quyền của người lập di chúc được quy định tại Điều 648 BLDS. Theo đó, những người bị truất quyền chỉ là những người thừa kế theo pháp luật. Một người thừa kế theo pháp luật bị truất quyền hưởng di sản nếu trong di chúc, người lập di chúc nói rõ là truất quyền hưởng di sản của họ. Và đương nhiên khi đó, người thừa kế đã bị truất quyền hưởng di sản sẽ mất tư cách người thừa kế mà họ có được do luật định. Cần phân biệt người bị truất quyền hưởng di sản với người không được chỉ định trong di chúc. Cả hai trường hợp trên đều là người không được người để lại di chúc cho hưởng di sản. Tuy nhiên người không được người để lại di chúc cho hưởng di sản có thể không phải người bị truất quyền còn người bị truất quyền là người không được người để lại di chúc cho hưởng di sản. Thông thường, người lập di chúc sẽ chỉ định cho cá nhân, tổ chức hay Nhà nước là người hưởng di sản và cũng có quyền truất quyền hưởng di sản của những người thừa kế theo pháp luật mà không phải nêu lí do truất. Việc truất quyền thừa kế này phải được ghi rõ trong di chúc là truất quyền thừa kế của ai hay không cho ai hưởng di sản.
Bên cạnh đó, đối với những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (quy định cụ thể tại Điều 669 BLDS) vẫn được quyền hưởng di sản thừa kế (bằng hai phần ba của một suất thừa kế theo luật) cho dù đã bị người lập di chúc truất quyền hưởng di sản. Họ chỉ không được hưởng di sản nếu từ chối nhận di sản hoặc rơi vào một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 643 BLDS.
3. Người bị tước quyền hưởng di sản
Khoản 1 Điều 643 BLDS quy định những trường hợp không được quyền hưởng di sản. Đó chính là những trường hợp bị tước quyền thừa kế do có hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm… của người để lại di sản và những người thừa kế khác, có những hành động không xứng đáng với bổn phận của mình. Việc tước quyền hưởng di sản này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí nhà nước. Theo quy định của pháp luật thì những người này không được quyền hưởng di sản. Những người này đáng lẽ được hưởng di sản vì theo quy định họ là người thừa kế của người để lại di sản (vì họ thuộc diện và hàng thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản hoặc đã được người để lại di sản lập di chúc cho họ hưởng thừa kế). Đó là những trường hợp:
>>> Luật sư
Tuy nhiên, nhằm đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự tự do ý chí của các bên trong thừa kế và nhằm tôn trọng ý chí của người để lại di sản nên những người nói trên vẫn được hưởng di sản theo Khoản 2 Điều 643 BLDS: “…nếu người để lại di sản biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc”. Đối với những người không được quyền hưởng di sản theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015” họ chỉ đương nhiên không được quyền hưởng di sản khi được chia theo pháp luật. Và khi xác định suất thừa kế theo pháp luật để tính kỷ phần cho những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 669 BLDS, họ không là tham số trong số chia để tình nhân suất.
Tóm lại, người không được quyền hưởng di sản theo nghĩa rộng bao gồm cả người bị truất quyền hưởng di sản và người bị tước quyền hưởng di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 BLDS (trừ trường hợp quy định tại Điều 669).