Khi mất sổ bảo hiểm xã hội gốc thì sổ bảo hiểm xã hội có công chứng có được sử dụng thay thế để tính chế độ về hưu không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi có một thắc mắc muốn hỏi nhờ luật sư tư vấn như sau: Khi mất sổ bảo hiểm xã hội gốc thì sổ bảo hiểm xã hội có công chứng có được sử dụng thay thế để tính chế độ về hưu không? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2006: Thì cho dù là bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm tự nguyện thì khi đủ điều kiện được quy định tại Điều 50 và Điều 70 của Luật sẽ được hưởng chế độ lương hưu. Cụ thể:
Điều 50. Điều kiện hưởng lương hưu (đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc)
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
2. Người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an nhân dân có quy định khác;
b) Nam từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữ từ đủ bốn mươi lăm tuổi đến đủ năm mươi tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
Điều 70. Điều kiện hưởng lương hưu (bảo hiểm xã hội tự nguyện)
1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
b) Đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
2. Trường hợp nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá năm năm so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đồng thời người sử dụng lao động có trách nhiệm phải trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi hết thời hạn làm việc và tổ chức xã hội có trách nhiệm trả lương hưu đúng hạn cho người lao động theo Điều 18 và Điều 20 Luật bảo hiểm xã hội 2006.
Tuy nhiên, trường hợp mất sổ bảo hiểm xã hội gốc thì bạn vẫn có thể sử dụng sổ bảo hiểm có công chứng chứng thực hợp pháp để nhận lương hưu, do sổ bảo hiểm có công chứng, chứng thực hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền vẫn có giá trị pháp lý tương đương sổ bảo hiểm gốc. Hoặc, bạn cũng có thể làm đơn xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội mới và nộp cho Phòng tiếp nhận – Quản lý hồ sơ hoặc BHXH quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh theo khoản 2.1, Điều 2, chương 5, Quyết định số 555/QĐ-BHXH về ban hành quy định cấp, quản lý và sử dụng sổ bảo hiểm xã hội để giải quyết để giải quyết.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.