Một số quy định của công ty dịch vụ bảo vệ áp dụng cho nhân viên mới trái với quy định của pháp luật lao động.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!
Tôi ở Hà Nam, tôi xin nhờ luật sư giải đáp giúp tôi trường hợp sau ạ:
Một công ty dịch vụ bảo vệ tại Hà Nam có áp dụng quy định đối với nhân viên bảo vệ mới như sau:
– Người mới sẽ phải đóng khoản phí 1triệu VNĐ cho quần áo bảo vệ.
– Học về nghiệp vụ 3 ngày tại công ty bảo vệ.
– Khi được nhận công tác, phải thử việc thêm 6 ngày không lương.
– Lương mỗi tháng 2.6 triệu VNĐ, mỗi tháng công ty bảo vệ giữ lại 500.000 VNĐ trong hai tháng đầu tiên (theo như công ty nói: 1triệu VNĐ này sẽ được trả lại sau khi làm việc được 1 năm).
– Ngày làm việc 8h/ngày và 7 ngày /tuần, làm việc 3 ca
– Trong thời gian học 3 ngày nghiệp vụ , công ty không nói trước về việc thử việc 6 ngày không lương.
– Đóng tiền công đoàn 40.000 VNĐ / tháng ( nhưng không được hưởng quyền lợi nào từ công đoàn công ty).
Xin phép được hỏi luật sư, công ty này làm như vậy có vi phạm pháp luật không ạ?
Tôi rất mong được luật sư giúp đỡ.
Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, quy định về thử việc
Căn cứ Khoản 1 Điều 26 “Bộ luật lao động năm 2019” quy đinh: "1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết
Khoản 3 Điều 27 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về thời gian thử việc như sau:
"Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây: 3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác."
Theo như thông tin bạn cung cấp thì:
– Công việc bảo vệ không phải là công việc nặng nhọc, độc hại theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành, do đó thời gian thử việc sẽ là không quá 6 ngày theo quy định tại Khoản 3 Điều 27 “Bộ luật lao động năm 2019”. Như vậy, quy định về thời gian thử việc của công ty này là không trái với quy định của pháp luật.
– Sau khi học về nghiệp vụ 3 ngày tại công ty bảo vệ và được nhận công tác, phải thử việc thêm 6 ngày không lương. Căn cứ vào Điều 28 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về tiền lương trong thời gian thử việc như sau: "Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.", Do đó quy định thử việc 6 ngày không lương là đã vi phạm quy định của pháp luật.
Thứ hai, quy định về tiền lương.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 91 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định: "1.Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định."
Như vậy, mức tiền lương công ty áp dụng với nhân viên bảo vệ mới không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Mức lương tối thiểu vùng năm 2014 được quy định tại Nghị định 182/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 31/12/2013 đế áp dụng cho năm 2014.
Như vậy, cần xác định xem Hà Nam thuộc vùng nào để xem xét mức lương tối thiểu, để từ đó xem xét mức lương công ty trả cho nhân viên bảo vệ mới đã đúng theo quy định của pháp luật hay chưa.
Thứ ba, quy định về thời gian làm việc.
Căn cứ Điều 104 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về thời giờ làm việc bình thường: "1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. 2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần ."
Như vậy, thời gian làm việc bình thường là không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. Tuy nhiên căn cứ vào Điều 106 “Bộ luật lao động năm 2019”
"1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;"
Do đó, theo như thông tin bạn cung cấp thì thời gian làm việc của công ty là ngày làm việc 8h/ngày và 7 ngày /tuần, làm việc 3 ca, như vậy, thời giờ làm việc của nhân viên mới bao gồm thời giờ làm việc bình thường và thời gian làm thêm giờ 01 ngày. Thời gian làm thêm giờ này phải được người lao động đồng ý thì mới được áp dụng. Và thời gian làm thêm giờ này sẽ được trả lương theo mức lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, khoản tiền 1 triệu lấy ở tiền lương công ty giữ và trả lại sau 1 năm làm việc là trái với pháp
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ năm, căn cứ vào Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn về việc trích nộp kinh phí công đoàn và các nội dung khác về tài chính công đoàn. Theo đó, tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, cũng sẽ phải thực hiện nộp kinh phí công đoàn, mức nộp kinh phí là 2% tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH. Như vậy, việc công ty yêu cầu nộp 40.000 VNĐ / tháng là đúng theo quy định của pháp luật.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.