Thông tư 72/2007/TT-BTC ngày 27/06/2007 quy định và hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán.
THÔNG TƯ
Hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán
Căn cứ Luật kế toán số 03/2003/QH 11 ngày 17/06/2003;
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán như sau:
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Hàng năm, doanh nghiệp
1.2. Doanh nghiệp dịch vụ kế toán, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán chỉ được quyền cung cấp dịch vụ kế toán sau khi đã đăng ký hành nghề kế toán và có xác nhận của Hội nghề nghiệp theo quy định tại điểm 1.1 nói trên. Cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán sau khi đã đăng ký hành nghề kế toán và được Hội nghề nghiệp xác nhận được gọi chung là cá nhân hành nghề kế toán. Cá nhân hành nghề kế toán và người đăng ký hành nghề kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán gọi chung là người hành nghề kế toán.
1.3. Khi cung cấp dịch vụ, người hành nghề kế toán phải xuất trình Chứng chỉ hành nghề kế toán do Bộ Tài chính cấp. Khi ký tên trong các tài liệu liên quan đến dịch vụ cung cấp, người hành nghề kế toán phải ghi rõ họ, tên và số Chứng chỉ hành nghề kế toán.
1.4. Trường hợp người hành nghề kế toán vi phạm pháp luật hoặc vi phạm kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp sẽ bị xử lý theo pháp luật và bị xoá tên trong danh sách đăng ký hành nghề.
1.5. Doanh nghiệp dịch vụ kế toán, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán nhưng không đăng ký hành nghề hoặc không thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành.
1.6. Các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan có nhu cầu về dịch vụ kế toán như làm kế toán, làm kế toán trưởng, thiết lập hệ thống kế toán,… (theo quy định tại Điều 43
1.7. Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về kế toán. Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ quyền thực hiện việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán theo quy định tại Thông tư này.
2. Điều kiện đăng ký hành nghề kế toán
2.1. Đối với cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán:
a) Có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, không thuộc đối tượng không được làm kế toán theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật kế toán;
b) Có Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp;
c) Có văn phòng và địa chỉ giao dịch;
d) Có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán;
đ) Riêng đối với người nước ngoài đăng ký hành nghề kế toán cá nhân tại Việt Nam phải có thêm điều kiện được phép cư trú tại Việt Nam từ 1 năm trở lên, trừ khi có quy định khác trong các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tham gia ký kết hoặc gia nhập.
2.2. Đối với người hành nghề kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán:
a) Có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, không thuộc đối tượng không được làm kế toán theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật kế toán;
b) Có Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp;
c) Có
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568