Các khái niệm liên quan đến thương mại xuất nhập khẩu? Khác nhau giữa hàng hóa xuất nhập thương mại và phi thương mại? Quy trình thủ tục hải quan?
Xuất nhập khẩu được hiểu là một trong những ngành trọng điểm trong hoạt động kinh tế của một quốc gia trong đó có Việt Nam. Một quốc gia muốn phát triển mạnh thì bắt buộc phải có sự giao lưu trao đổi hàng hóa trong nước và với các quốc gia khác trên thế giới. Hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại và hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được sự khác nhau giữa hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại và phi thương mại. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc về sự khác nhau giữa hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại và hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại.
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Các khái niệm liên quan đến thương mại xuất nhập khẩu
1.1. Khái niệm xuất nhập khẩu
Theo quy định tại Điêu 28 Luật thương mại 2005 thì khái niệm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được quy định cụ thể như sau:
– Xuất khẩu hàng hóa được hiểu là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
– Nhập khẩu hàng hóa được hiểu là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
1.2. Thương mại xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu thực chất là một ngành hoạt động khác với các ngành thương mại thông thường. Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt này là bởi vì sự lưu thông hàng hóa trong xuất nhập khẩu chịu sự giám sát của hải quan các quốc gia trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Việc này dẫn tới hình thành nên các yêu cầu khắt khe về thủ tục, giấy tờ, đồng thời không phải ai cũng có thể am hiểu và thông thuộc với các thủ tục này, đặc biệt là ở Việt Nam hay một số quốc gia khác thì thủ tục hải quan khá phức tạp. Tuy nhiên, đây lại là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành xuất nhập khẩu.
Thương mại xuất nhập khẩu có thể hiểu chính là thương mại, phân phối và xuất nhập khẩu ủy thác. Trong mỗi lĩnh vực của thương mại xuất nhập khẩu thì các doanh nghiệp sẽ có những dịch vụ cụ thể hỗ trợ cho việc lưu thông hàng hóa ở tầm vĩ mô, cụ thể hơn là trong việc hỗ trợ các cơ quan, doanh nghiệp xuất – nhập khẩu hàng hóa và hỗ trợ các thủ tục hải quan cần thiết theo quy định của pháp luật.
2. Khác nhau giữa hàng hóa xuất nhập thương mại và phi thương mại
2.1. Khái niệm
– Hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại: đây là loại hàng hóa có hợp đồng mua bán và số lương xuất nhập khẩu không giới hạn. Doanh nghiệp nhập hàng hóa về mục đích sản xuất kinh doanh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chất hàng hóa, giao dịch được xác nhận sẽ xuất hóa đơn, đóng các lại thuế theo quy định của pháp luật. Hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại được công nhận là hàng xuất, nhập chính ngạch không phải đi “tiểu ngạch” – mua bán không xuất hóa đơn.
– Hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại: đây được hiểu là hàng hóa nhập khẩu không mang mục đích thương mại và không thuộc danh mục cấm nhập khẩu, hàng háo xuất nhập khẩu phi thương mại được nhập khẩu theo Giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành. Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại có thuế thì phải nộp thuế ngay trước khi thông quan hàng hóa.
Hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại được hiểu là các loại hàng mẫu, hàng tặng, biếu. Tất cả các mặt hàng là hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại sẽ không phải chịu bất kỳ một chi phí nào khi mang về sử dụng. Bên cạnh đó, hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại sẽ không được phép bán và cũng không được khấu trừ thuế.
2.2. Loại hàng hóa
– Hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại bao gồm:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo
– Hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại bao gồm những loại sau:
Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; Hàng hóa viện trợ nhân đạo; Hàng mẫu không thanh toán; Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhập có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh; Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế; Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân; Hàng hóa phi mậu dịch khác theo quy định của pháp luật.
2.3. Đặc điểm khác biệt cơ bản của 2 loại hàng hóa
– Hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại:
+ Hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại là loại hàng hóa nằm trong kế hoạch xuất nhập khẩu của Nhà nước
+ Hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại là loại hàng hóa mang tính chất kinh doanh, kiếm lời
+ Hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại phải tiến hành đóng thuế theo quy định Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn liên quan (Trừ đối tượng là hàng hóa không phải chịu thuế theo quy định của pháp luật)
– Hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại:
+ Hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại là loại hàng hóa không nằm trong kế hoạch xuất nhập khẩu của Nhà nước, và được điều tiết chủ yếu bằng hàng rào thuế quan
+ Hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại là loại hàng hóa không mang tính chất kinh doanh, kiếm lời, mà chỉ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dung, sinh hoạt
+ Hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại được miễn thuế nếu số lượng hàng hóa nằm trong định mức
+ Hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại rất đa dạng về chủng loại, xuất xứ hàng hóa, chất lượng và phức tạp vì liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, rất khó khăn trong công tác quản lý. Những hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại không đơn thuần mang tính chất kinh tế mà còn mang tính chất văn hóa – xã hội, tình cảm, chính trị, ngoại giao.
2.4. Hình thức thanh toán
– Hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại:
Hình thức thanh toán đối với hàng háo xuất nhập khẩu thương mại có thể thực hiện được bằng bất kỳ hình thức thanh toán nào như thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán qua tài khoản ngân hàng,… phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa hoặc theo thỏa thuận của các bên.
– Hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại:
3. Quy trình thủ tục hải quan
Bước 1: Về khai hải quan, đăng ký tờ khai hải quan, kiểm tra chi tiết hồ sơ
– Hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại:
Thủ tục khai hải quan, đăng ký tờ khai hải quan, kiểm tra chi tiết hồ sơ là thủ tục bắt buộc đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại. Theo đó công chức hải quan thực hiện tiếp nhận hồ sơ; tiến hành kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan, kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiềm tra thực tế
– Hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại:
Chủ thể có thân phận đặc biệt theo quy định của pháp luật sẽ được miễn khai, kiểm tra hải quan. Đồng thời những hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại chỉ phải khai trên tờ khai hải quan như: Hành lý cá nhân; Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới… đây là những loại hàng hóa thuộc những trường hợp mà pháp luật quy định cần phải khai quan hoặc không cần khai hải quan.
Bước 2: Kiềm tra thực tế hàng hóa
– Hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại:
Công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế: đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan; hoặc hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế mà công chức hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan…
– Hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại:
Hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại được thực hiện theo nguyên tắc kiểm tra quy định tại Luật Hải quan và các văn bản có liên quan do lãnh đạo Chi cục hải quan quyết định, riêng đối với hàng hóa hưởng chế độ ưu đãi miễn trừ thực hiện kiểm tra thực tế thì được quy định theo pháp luật hải quan.
Bước 3: Tính thuế, thu thuế, lệ phí hải quan
– Hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại:
Việc tính thuế, thu thuế, lệ phí hải quan đối với hàng háo xuất nhập khẩu thương mại được thực hiện như sau:
Thu thuế và thu lệ phí hải quan theo quy định của pháp luật; sau đó thực hiện đóng dấu “Đã làm thủ tục Hải quan” lên mặt trước, phía trên góc trái tờ khai hải quan (đóng trùm lên dòng chữ HẢI QUAN VIỆT NAM); ghi vào sổ theo dõi và trả tờ khai hải quan (bản lưu người khai hải quan) cho người khai hải quan. Đối với hồ sơ còn nợ chứng từ hoặc chưa làm xong thủ tục hải quan thì lãnh đạo chi cục tổ chức theo dõi và đôn đốc và xử lý theo quy định của pháp luật.
Đây là thủ tục bắt buộc phải tiến hành khi làm thủ tục đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại trừ những đối tượng là hàng hóa không phải chịu thuế theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
– Hàng hóa xuất nhập khẩu phi thương mại:
Bước tính thuế, thu thuế không phải là thủ tục bắt buộc đối với hàng háo xuất nhập khẩu phi thương mại mà chỉ áp dụng đối với những trường hợp hàng hóa vượt định mức theo quy định.
Về tính thuế, thu thuế đối với những trường hợp hàng hóa vượt định mức theo quy định được thực hiện như sau: Tính, thu thuế và lệ phí hải quan theo quy định của pháp luật; sau đó đóng dấu xác nhận “đã làm thủ tục hải quan” tại ô 24 của tờ khai hải quan; ghi vào sổ theo dõi và trả tờ khai hải quan (bản lưu người khai hải quan) cho người khai hải quan.