Tính lan truyền trong dư luận xã hội? Cách giải quyết dư luận xã hội? Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến việc xây dựng pháp luật như thế nào?
Hiện nay trong xã hội công nghệ và thông tin phát triển nhanh chóng và hiện đại như hiện nay, chúng ta đã rất quen thuộc khi nhắc tới dư luận xã hội. Dư luận xã hội lan truyền qua lời nói truyền miệng, thông qua mạng xã hội và phương tiện khác hiện nay, có thể thấy sự lan truyền dư luận xã hội hiện nay đã tác động tới xã hội không hề nhỏ. Vậy Tính lan truyền trong dư luận xã hội? Cách giải quyết dư luận xã hội ra sao? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này. Hi vọng sẽ hữu ích đối với bạn đọc.
Luật sư
1. Tính lan truyền trong dư luận xã hội?
Dư luận xã hội được coi như biểu hiện của hành vi tập thể, hiện tượng được các nhà xã hội học rất quan tâm. Cơ sở của bất kì hành vi tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng, trong đó khởi điểm từ cá nhân hay nhóm xã hội nhỏ sẽ gây nên chuỗi các kích thích của các cá nhân khác, nhóm xã hội khác. Để duy trì được chuỗi kích thích này luôn cần có các nhân tố tác động lên cơ chế hoạt động tâm lí của cá nhân và nhóm xã hội. Đối với dư luận xã hội các nhân tố tác động đó có thể được coi là các thông tin bằng các hình ảnh, âm thanh sống động trực tiếp, có tính thời sự. Dưới tác động của các luồng thông tin này, các nhóm công chúng khác nhau sẽ cùng được lôi cuốn vào quá trình bày tỏ sự quan tâm của mình thông qua các hoạt động trao đổi, bàn bạc, tìm kiếm thông tin, cùng chia sẻ trạng thái tâm lí của mình với người xung quanh.
Dư luận xã hội lan truyền đến cộng đồng xã hội thông qua các kênh giao tiếp, có thể là trực tiếp và có thể là gián tiếp.
Ví dụ 1: Trong cuộc bầu cử Quốc hội ở nước ta, tất cả quần chúng nhân dân không kể dân tộc, đảng phái, tôn giáo, già trẻ. . .chỉ cần đạt yêu cầu theo quy định của luật bầu cử, mọi người dân có thể tham gia trực tiếp vào cuộc bầu cử, chứng kiện sự kiện lớn của đất nước. Điều này thể hiện tính dân chủ trong lòng xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. (lan truyền trực tiếp).
Ví dụ 2: Khi có bão sắp đổ bộ vào đất liền hay vùng biển, ngay lập tức trên các phương tiện thông tin đại chúng như: ti vi, loa đài, báo. . . sẽ cập nhật thông tin chính xác về tình hình cơn bão, giúp người dân sớm biết được tình hình và xử lí kịp thời, bên cạnh đó nhà nước và chính phủ cũng có những biện pháp phòng chống bão. Tính lan truyền ở đây thể hiện sự nhanh chóng và rộng rãi. (lan truyền gián tiếp).
2. Cách giải quyết dư luận xã hội?
Để giải quyết các dư luận xã hội đầu tiên cần đảm bảo các công tác nắm bắt tình hình dư luận xã hội luôn được quan tâm thực hiện thường xuyên, liên tục, đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội và hệ thống tuyên giáo quận đã chủ động nắm bắt kịp thời thông tin, tình hình dư luận trong Nhân dân bằng nhiều hình thức khá nhau và phù hợp, thuyết phục, qua đó có thể hạn chế không để người dân bị lôi kéo, kích động tham gia tụ tập đông người, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.
Bên cạnh đó cần triển khai đồng bộ và có hiệu quả hơn nữa các giải pháp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái trong xã hội nhất là liên quan tới những thông tin tiêu cực, thù địch, thông tin xấu, độc trên internet và mạng xã hội vì hiện nay công nghệ phát triển thì dư luận xã hội trên các mạng xã hội cũng được lan truyền nhanh chóng hơn. Cần có các giải pháp để chú trọng việc đa dạng hóa hình thức đấu tranh theo các nội dung, lĩnh vực, nhóm đối tượng cụ thể để bảo vệ nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Cũng theo đó cần thực hiện đổi mới công tác nghiên cứu và nắm bắt dư luận xã hội tốt hơn, chủ động cung cấp thông tin để kịp thời định hướng về tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và dư luận quần chúng Nhân dân và sớm phát hiện tình hình, kịp thời xử lý các vấn đề phức tạp trong xã hội, xử lý vấn đề nhạy cảm phát sinh trên địa bàn, không để hình thành các điểm nóng gây ra những ảnh hưởng xấu cho nhà nước và xã hội. Bên cạnh đó cần không ngừng đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức công tác tuyên giáo theo hướng nâng cao sức thuyết phục và tính chiến đấu, nỗ lực sáng tạo, tập trung đầu tư hoạt động tại cơ sở, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực…trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
Giải pháp cuối cùng đó là cần tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm trong Nhân dân nhanh chóng và thực hiện để nhân dân hiểu tác hại của dư luận xã hội. Đặc biệt, theo dõi và nắm bắt kịp thời tình hình dư luận xã hội có liên quan tới Khu Công nghệ cao và kịp thời tham mưu với cơ quan có thẩm quyền là Ban Thường vụ Quận ủy để xử lý kịp thời các tình huống phát sinh không để xảy ra điểm nóng gây mất an ninh trật tự trên địa bàn dân cư sinh sống.
3. Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến việc xây dựng pháp luật như thế nào?
Như chúng ta đã biết thì dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực đối với quá trình xây dựng pháp luật, bên cạnh đó thì dư luận xã hội cũng góp phần phát hiện ra những thiếu hụt, khe hở trong các văn bản quy phạm pháp luật, điều đó giúp nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật.
Mặt tích cực của dư luận xã hội là một sức mạnh tinh thần trong xã hội, theo đó dư luận xã hội không mang tính pháp lý nhưng lại có sức mạnh to lớn trong việc điều chỉnh hành vi, hoạt động cụ thể của các thành viên trong xã hội, từ đó có thể tạo ra cho mỗi con người có cơ hội và khả năng thổ lộ và bảo vệ quan điểm về những quy định pháp luật đề ra , ý kiến của mình một cách công khai đối với các vấn đề, các hiện tượng có liên quan đến lợi ích và đời sống cộng đồng xã hội. Hiện nay khi mà vai trò của quần chúng nhân dân được coi trọng và nền dân chủ xã hội được mở rộng thì vai trò và hiệu lực của dư luận càng được nâng cao, đặc biệt là trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật
Như chúng ta có thể thấy bất kì nội dung và thông tin nào cũng sẽ có những vân đề 2 mặt tích cực và tiêu cực, dư luận xã hội nếu không được xử lý chính xác thì có thể làm hoang mang trong lòng nhân dân từ đó ảnh hưởng tới quản lý xã hội của nhà nước. Nhưng ngược lại nếu biết nắm bắt dư luận xã hội giúp chúng ta có những thông tin đa chiều về các mặt hoạt động của các cơ quan nhà nước và giúp cho nhân dân nhận thức và thực hiện các chủ trương và các chính sách, nghị quyết của Đảng, của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội tốt hơn và hiệu quả hơn bởi hiện nay văn hóa truyền miệng có sức ảnh hưởng rất lớn trong xã hội. Những thông tin này là một trong những căn cứ quan trọng để Đảng và nhà nước kiểm tra hoạt động công tác của mình để có những chủ trương, quyết định cần thiết và phù hợp với thực tế và với yêu cầu của xã hội
Như bác hồ đã nói ” Trong xã hội ta hiện nay việc tìm hiểu và nghiên cứu dư luận xã hội đã trở thành điều kiện quan trọng để đảm bảo công tác lãnh đạo và quản lý xã hội đạt được hiệu quả cao. Đảng, nhà nước ta hết sức coi trọng công tác nắm bắt dư luận xã hội vì mọi hoạt động của Đảng, nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Qua dư luận xã hội để nắm bắt được tâm trạng của nhân dân, hiểu được nguyện vọng và lợi ích của họ để đề ra chủ trương chính sách phù hợp, “giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn lắng nghe ý kiến dân chúng đó là nền tảng lực lượng của đoàn thể và nhờ đó mà đoàn thể thắng lợi”
Kết luận: Qua bài viết này chúng ta có thể thấy dư luận xã hội có hai mặt đó là tích cực và tiêu cực, chúng ta không thể làm biến mất những dư luận của xã hội vì những vấn đề nổi lên trong xã hội là vô vàn, chúng ta chỉ có thể định hướng cho dư luận xã hội diễn ra theo hướng tích cực để xã hội có thể phát triển tốt hơn như việc định hướng cho nhân dân thế nào là những hành vi dư luận chống phá Nhà nước và gây ảnh hương tới đời sống của nhân dân, từ đó nhân dân sẽ có cái nhìn và phân biệt được tác động của dư luận có thể có ảnh hưởng tích cực và cũng có thể gây ra hậu quả không đáng có trong xã hội. Vậy nên cơ quan có thẩm quyền nên quản lý và nắm bắt tình hình trong dư luận xã hội tốt hơn nữa để xử lý hiệu quả và đề ra các biện pháp giải quyết phù hợp nhất.
Trên dây là thông tin do