Nghị định 129/2004/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh.
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Kế toán ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 của Nghị định này (sau đây gọi tắt là hoạt động kinh doanh).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Căn cứ điểm c, d, đ, e khoản 1 Điều 2 của Luật Kế toán, đối tượng áp dụng Nghị định này là các tổ chức, cá nhân sau đây:
1. Các tổ chức hoạt động kinh doanh gồm:
a) Doanh nghiệp nhà nước;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn;
c) Công ty cổ phần;
d) Công ty hợp danh;
đ) Doanh nghiệp tư nhân;
e) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
g) Chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
h) Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
i) Hợp tác xã;
k) Hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp tác.
2. Người làm kế toán; người hành nghề kế toán; người khác có liên quan đến kế toán thuộc hoạt động kinh doanh.
Điều 3. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh
Căn cứ khoản 3 Điều 9 của Luật Kế toán, đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh được quy định như sau:
1. Đối tượng kế toán là tài sản cố định và tài sản lưu động, gồm:
a) Tiền và các khoản tương đương tiền;
b) Các khoản phải thu;
c) Hàng tồn kho;
d) Đầu tư tài chính ngắn hạn;
đ) Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính;
e) Đầu tư tài chính dài hạn;
g) Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khác.
2. Đối tượng kế toán là nợ phải trả, gồm:
a) Phải trả người bán;
b) Phải trả nợ vay;
c) Phải trả công nhân viên;
d) Các khoản phải trả, phải nộp khác.
3. Đối tượng kế toán là vốn chủ sở hữu, gồm:
a) Vốn của chủ sở hữu;
b) Các quỹ;
c) Lợi nhuận chưa phân phối.
4. Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh; thu nhập khác và chi phí khác.
5. Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước.
6. Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh.
7. Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
Điều 4. Trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán
Căn cứ Điều 16 của Luật Kế toán, trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán được quy định như sau:
1. Đơn vị kế toán phải xây dựng quy chế về quản lý, sử dụng, bảo quản tài liệu kế toán, trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền đối với từng bộ phận và từng người làm kế toán; đơn vị kế toán phải đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện quản lý, bảo quản tài liệu kế toán.
2. Đơn vị kế toán phải có trách nhiệm cung cấp tài liệu kế toán cho cơ quan thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán theo quy định của pháp luật. Các cơ quan được cung cấp tài liệu kế toán phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tài liệu kế toán trong thời gian sử dụng và phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn tài liệu kế toán đã sử dụng.
3. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán có quyền cung cấp thông tin, tài liệu kế toán cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Việc khai thác, sử dụng tài liệu kế toán phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán hoặc người được uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568