Tạm giữ, tạm giam là những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ Luật Tố tụng hình sự.
NGHỊ ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TẠM GIỮ, TẠM GIAM
1.
2.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Nghị định này "Quy chế về tạm giữ, tạm giam".
Điều 2. Nghị định này thay thế Nghị định số 149/HĐBT ngày 05 tháng 5 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng, có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp với các cơ quan hữu quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
Điều 4. Bộ trưởng các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính, Y tế và Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: | XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT BỘ TRƯỞNG Đại tướng Trần Đại Quang |
QUY CHẾ
VỀ TẠM GIỮ, TẠM GIAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 ngày 11 tháng 1998 của Chính phủ)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tạm giữ, tạm giam là những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ Luật Tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Toà án áp dụng nhằm buộc những người có Lệnh tạm giữ hoặc Lệnh tạm giam cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định để ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc đảm bảo thi hành án phạt tù hoặc án tử hình.
Điều 2.
1. Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang và đối với họ đã có Lệnh tạm giữ.
2. Người bị tạm giam là bị can, bị cáo, người bị kết án tù hoặc tử hình bị bắt để tạm giam và đối với họ đã có Lệnh tạm giam.
Điều 3.
1. Nhà tạm giữ là nơi tạm giữ những người quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế này và những người bị bắt theo Lệnh truy nã (gọi chung là người bị tạm giữ, tạm giam). Trong Nhà tạm giữ còn có một số buồng để tạm giam bị can, bị cáo thuộc quyền điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự cấp huyện.
Nhà tạm giữ của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Công an cấp huyện) là nơi giam, giữ những đối tượng thuộc thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân cấp huyện. Nhà tạm giữ ở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương là nơi giam, giữ những đối tượng thuộc thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Toà án trong Quân đội nhân dân.
2. Buồng tạm giữ ở Đồn biên phòng là nơi tạm giữ những người trong diện quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế này do chỉ huy Đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới ra Lệnh tạm giữ và những người bị bắt theo Lệnh truy nã.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại