Thông tư liên tịch 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29/01/2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 21/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại VN.
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH BỘ CÔNG AN – BỘ NGOẠI GIAO SỐ 04/2002/TTLT-BCA-BNG NGÀY 29 THÁNG 01 NĂM 2002 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
NGHỊ ĐỊNH SỐ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Thực hiện
I- VIỆC MỜI, ĐÓN, BẢO LÃNH NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
VÀO VIỆT NAM
1- Đối với người nước ngoài thuộc diện làm thủ tục tại Bộ Ngoại giao
A) Cơ quan, tổ chức được giao chủ trì đón khách nước ngoài vào Việt Nam theo lời mời của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, khách mời cấp tương đương của các vị có hàm Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi công văn thông báo danh sách và chương trình hoạt động của khách tới Cục lãnh sự – Bộ Ngoại giao hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, đồng gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an; nếu yêu cầu cấp thị thực cho khách tại cửa khẩu quốc tế, thì công văn cần nêu rõ cửa khẩu và thời gian khách nhập cảnh để Cục Quản lý xuất nhập cảnh thực hiện.
Cục Lãnh sự hoặc Sở ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh thông báo cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài được uỷ quyền thực hiện chức năng lãnh sự (sau đây gọi là cơ quan đại diện Việt Nam) cấp thị thực cho khách (nếu thuộc diện phải cấp thị thực).
B) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác của nước ngoài được uỷ quyền thực hiện chức năng lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hiệp quốc, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đặt tại Việt Nam (sau đây gọi là cơ quan đại diện nước ngoài) có nhu cầu thay đổi thành viên hoặc mời người nước ngoài vào làm việc với cơ quan đại diện, thì gửi công hàm tới Cục Lãnh sự hoặc Sở ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh. Công hàm cần nêu rõ: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, quốc tịch, số hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, thời gian cư trú tại Việt Nam, nơi nhận thị thực của người được mời.
Cục Lãnh sự, Sở ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh có công văn thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh về việc cơ quan đại diện nước ngoài thay đổi thành viên hoặc mời người vào làm việc. Sau 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn thông báo, nếu Cục Quản lý xuất nhập cảnh không có ý kiến, thì Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh thông báo cơ quan đại diện Việt Nam cấp thị thực cho khách.
Trường hợp khách có nhu cầu xin cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế, Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh có công văn đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh giải quyết. Cục Quản lý xuất nhập cảnh có công văn trả lời trong thời hạn 2 ngày làm việc.
C) Thành viên cơ quan đại diện nước ngoài có nhu cầu mời khách vào thăm, cơ quan đại diện mà người đó là thành viên làm thủ tục theo quy định tại điểm 1b mục này.
D) Cơ quan, tổ chức đề nghị thông báo cơ quan đại diện Việt Nam cấp thị thực cho khách phải thanh toán với Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh cước phí theo biểu giá của ngành bưu điện.
2- Đối với người nước ngoài thuộc diện làm thủ tục tại Bộ Công an
A) Các cơ quan, tổ chức có nhu cầu mời người nước ngoài vào Việt Nam không thuộc diện làm thủ tục tại Bộ Ngoại giao quy định tại điểm 1 mục này, gửi công văn đề nghị tới Cục Quản lý xuất nhập cảnh; nếu đề nghị cấp thị thực cho khách tại cửa khẩu quốc tế, thì công văn cần nêu rõ cửa khẩu và thời gian khách nhập cảnh, lý do đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu.
Các tổ chức quy định tại các điểm d, đ, g, h khoản 1 Điều 4 của Nghị định, trước khi làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh phải nộp hồ sơ chứng minh tư cách pháp nhân tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ gồm:
– Giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức;
– Văn bản đăng ký hoạt động của tổ chức, có xác nhận đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức đặt trụ sở;
– Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức.
Việc nộp hồ sơ nêu trên chỉ thực hiện một lần. Khi có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ, thì tổ chức đó có văn bản thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh để bổ sung hồ sơ.
B) Cá nhân có nhu cầu mời người nước ngoài vào thăm, nộp đơn tại Cục quản lý xuất nhập cảnh. Đơn phải có xác nhận theo quy định sau đây:
– Nếu người mời là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, thì đơn phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi cư trú.
– Nếu người mời là người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên, thì đơn phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
C) Cục Quản lý xuất nhập cảnh có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được công văn hoặc đơn đề nghị; trường hợp phát hiện người nước ngoài thuộc diện chưa được nhập cảnh Việt Nam, thì nêu rõ tại văn bản trả lời để cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh biết.
D) Việc thông báo cho cơ quan đại diện Việt Nam cấp thị thực cho người nước ngoài (trừ các trường hợp được miễn thị thực, nhận thị thực tại cửa khẩu) do Cục Quản lý xuất nhập cảnh thực hiện. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thông báo phải thanh toán với Cục Quản lý xuất nhập cảnh cước phí theo biểu giá của ngành bưu điện.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568