Trong hoạt động nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình thì phải có biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng là gì và để làm gì?
- 2 2. Quy định pháp luật về nội dung biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình:
- 3 3. Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình:
- 4 4. Hướng dẫn lập biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình:
- 5 5. Quy định pháp luật về hoạt động nghiệm thu hoàn thành công trình:
1. Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng là gì và để làm gì?
Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng là văn bản được lập ra khi các chủ thể thực hiện hoạt động nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng
Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng dùng để ghi nhận lại hoạt động nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng đó. Trong biên bản nghiệm thu thể hiện các nội dung về công trình nghiệm thu, những đánh giá nghiệm thu công trình,…
2. Quy định pháp luật về nội dung biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình:
Nghị định số 06/2021/NĐ- CP hướng dẫn quy định về hoạt động nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình công trình xây dựng tại Luật xây dựng quy định về nội dung biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận (hạng mục công trình) tại Khoản 6 Điều 23 của Nghị định như sau:
“6. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:
a) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của
đ) Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
e) Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
g) Phụ lục kèm theo (nếu có).”
Thành phần ký biên bản nghiệm thu: gồm người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền; người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng; người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh; người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư; người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
3. Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN NGHIỆM THU
HOÀN THÀNH BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG
SỐ: ……
Công trình: …
Hạng mục: …
Địa điểm xây dựng: …
1. Đối tượng nghiệm thu: …. (Ghi rõ tên bộ phận được nghiệm thu) …
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
- Đại diện Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng ….
– Ông: … Chức vụ: …
– Ông: … Chức vụ: …
- Đại diện Tư vấn Giám sát (nếu thuê Tư vấn giám sát) …
– Ông: … Chức vụ: …
– Ông: …. Chức vụ: ……
- Đại diện Nhà thầu thi công: …(Ghi tên nhà thầu) …
– Ông: … Chức vụ: ….
– Ông: … Chức vụ: …
3. Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: …….giờ….ngày….tháng….năm….
Kết thúc: ……..giờ….ngày….tháng…..năm….
Tại công trình: …
4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:
5. Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu :
– Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng.
– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi thiết kế được phê duyệt:
– Tiêu chuẩn, qui phạm xây dựng được áp dụng: (Ghi rõ các tiêu chuẩn, qui phạm)
– Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được đưa vào sử dụng
– Các kết quả thí nghiệm trong quá trình xây dựng (cường độ bê tông; dung trọng hoặc độ chặt của đất đắp, cát đắp; vv…)
– Nhật ký thi công, giám sát và các văn bản khác có liên quan .
– Các biên bản nghiệm thu công việc trong quá trình xây dựng
– Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng do nhà thầu lập đã được CBGS ký xác nhận.
1. Về chất lượng công việc xây dựng:
(Ghi rõ chất lượng công tác xây dựng có đạt hạy không đạt theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế và các tiêu chuẩn, qui phạm áp dụng)
2. Các ý kiến khác nếu có:
Kết luận:
(Cần ghi rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu để cho triển khai giai đoạn thi công tiếp theo. Hoặc ghi rõ những sai sót (nếu có) cần phải sửa chữa, hoàn thiện trước khi triển khai giai đoạn thi công tiếp theo).
BAN QUẢN LÝ ĐT & XD…
Trưởng (phó) ban CB GS
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
TƯ VẤN GIÁM SÁT
Trưởng TVGS CBGS
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
NHÀ THẦU XÂY LẮP
Trưởng ban CHCT CBKT
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn lập biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình:
Trong biên bản ghi địa danh, ngày tháng năm lập biên bản
Ghi số
Trong tên biên bản ghi tên của bộ phận công trình xây dựng được nghiệm thu hoàn thành
Ghi tên, chức vụ của các thành phần tham gia nghiệm thu công trình: Đại diện Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng, Đại diện Nhà thầu Tư vấn giám sát (nếu có thuê Tư vấn giám sát): Đại diện Nhà thầu thi công xây dựng ; Đại diện Nhà thầu tư vấn thiết kế; các đơn vị khách mời,…
Ghi rõ thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc nghiệm thu
Ghi những đánh giá bộ phận công trình: tài liệu làm căn cứ nghiệm thu, Chất lượng, khối lượng công trình (hạng mục công trình) xây dựng: về thời gian xây dựng, khối lượng công trình, chất lượng; các ý kiến khác
Ghi kết luận, chấp nhận nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình; những yêu cầu phải sửa chữa, hoàn thiện bổ sung,…..
5. Quy định pháp luật về hoạt động nghiệm thu hoàn thành công trình:
Tại Nghị định số 06/2021/NĐ- CP hướng dẫn quy định về hoạt động nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình công trình xây dựng tại Luật xây dựng quy định về hoạt động nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình tại Điều 22 như sau:
“Điều 22. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng
1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình, chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về việc tổ chức nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng trong các trường hợp sau:
a) Khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải thực hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo;
b) Khi kết thúc một gói thầu xây dựng.
2. Việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng được thực hiện trên cơ sở xem xét kết quả các công việc đã được nghiệm thu theo quy định tại Điều 21 Nghị định này, các kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng và các văn bản pháp lý theo quy định của pháp luật có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng để đánh giá các điều kiện nghiệm thu theo thỏa thuận giữa các bên.
3. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về thời điểm tổ chức nghiệm thu, trình tự, nội dung, điều kiện và thành phần tham gia nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.”
Và hoạt động nghiệm thu có điều kiện, nghiệm thu từng phần công trình xây dựng được quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Nghị định như sau:
“a) Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu có điều kiện đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác tạm trong trường hợp việc thi công xây dựng cơ bản đã hoàn thành theo yêu cầu thiết kế, nhưng còn một số tồn tại về chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình và đảm bảo công trình đủ điều kiện khai thác an toàn và đáp ứng quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ các tồn tại về chất lượng cần được khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thành các nội dung này, yêu cầu về giới hạn phạm vi sử dụng công trình (nếu có). Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành;
b) Trường hợp một phần công trình xây dựng đã được thi công hoàn thành và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư được quyết định việc tổ chức nghiệm thu phần công trình xây dựng này để đưa vào khai thác tạm. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ về phần công trình được tổ chức nghiệm thu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các phần công trình, hạng mục công trình xây dựng còn lại theo thiết kế; quá trình tiếp tục thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của phần công trình xây dựng đã được nghiệm thu.”