Dẫn giải là gì? Dẫn giải Tiếng Anh là gì? Dẫn giải người bị hại đi giám định trong trường hợp từ chối giám định?
Để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản. Biện pháp cưỡng chế dẫn giải là một trong những biện pháp quan trong do Cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế đặc biệt trong trường hợp người bị hại từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc dẫn giải người bị hại đi giám định trong trường hợp từ chối giám định?
Căn cứ pháp lý:
–
1. Dẫn giải là gì?
Căn cứ vào quy định tại
2. Dẫn giải Tiếng Anh là gì?
Dẫn giải tiếng Anh là “Forced Escort”.
3. Bị hại là gì?
Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
Căn cứ vào Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 thì bị hại có những quyền và nghĩa vụ như sau:
Bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền:
+ Được
+ Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
+ Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
+ Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
+ Được
+ Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
+ Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
+ Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
+ Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
+ Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;
+ Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
+ Kháng cáo bản án, quyết định của
+Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Bị hại có nghĩa vụ:
+ Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;
+ Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
4. Dẫn giải người bị hại đi giám định trong trường hợp từ chối giám định
Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của
Từ chối giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Yêu cầu giám định được quy định cụ thể như sau theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:
+ Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
+Người yêu cầu giám định có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Từ những điều trên ta có thể khẳng định rằng nếu như người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không có lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì Cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện việc dẫn giải theo quy định của pháp luật. Trong thực tiễn, nhiều vụ án hình sự mà người bị hại từ chối giám định do nhiều nguyên nhân như: các bên đã thỏa thuận được việc bồi thường thiệt hại, tự hòa giải bồi thường; người bị hại hoặc người thân của người bị hại bị đe dọa, mua chuộc… thì khi đó Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định dẫn giải.
Thủ tục trước khi dẫn giải:
+ Yêu cầu chủ nhà hoặc người có mặt tại nơi người cần dẫn giải đang cư trú, làm việc cho gặp người cần dẫn giải; kiểm tra, đối chiếu ảnh, các giấy tờ tùy thân, xác định đúng là người có tên trong quyết định dẫn giải thì mới tiến hành các thủ tục tiếp theo;
+ Đọc quyết định dẫn giải, giải thích cho người bị dẫn giải về quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình bị dẫn giải theo quy định của pháp luật, giải đáp thắc mắc của người bị dẫn giải (nếu có);
+Lập biên bản về việc dẫn giải người bị hại khi từ chối giám định.
Dẫn giải:
+ Cử ít nhất hai cán bộ, chiến sĩ dẫn giải một người làm chứng;
+ Không khóa tay, xích chân người làm chứng (người làm chứng là bị can, bị cáo, người bị kết án hoặc phạm nhân đang bị giam, giữ hoặc cải tạo thì thực hiện theo quy định.
Mẫu biên bản dẫn giải tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
BIÊN BẢN DẪN GIẢI
Hồi …… giờ …. ngày…………… tháng …. năm …. tại ……
Tôi: …..
thuộc Cơ quan (2) ………
chủ trì thi hành Quyết định dẫn giải(1). ……
Cùng với ông/bà: ……
Ông/bà: …. đại diện chính quyền/cơ quan/tổ chức chứng kiến.
Ông/bà: …….. là người láng giềng/gia đình chứng kiến.
Thi hành Quyết định dẫn giải(1) …. số: ….. ngày………tháng …….. năm…… của Cơ quan……
Chúng tôi lập biên bản dẫn giải(1)…… đối với:
Họ tên: ………. Giới tính: …
Tên gọi khác: ………..
Sinh ngày ……. tháng ……… năm …… tại: ……..
Quốc tịch: …….; Dân tộc: ………..; Tôn giáo: ……..
Nghề nghiệp: …….
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ……
cấp ngày………… tháng …….. năm …………. Nơi cấp: …….
Nơi cư trú: ……
Sau khi xác định đúng là người có tên trong Quyết định dẫn giải trên đây, chúng tôi đã đọc, giải thích Quyết định dẫn giải(1)
Tình trạng sức khỏe của người bị dẫn giải: …
(1) Người làm chứng, người bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
(2) Ghi rõ
Thái độ chấp hành của người bị dẫn giải:
Ý kiến của người bị dẫn giải: ………
Việc dẫn giải kết thúc vào hồi ……….. giờ ………… ngày……tháng……….năm
Biên bản đã được đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
Biên bản được lập thành ba bản, một bản giao cho người bị dẫn giải, hai bản đưa vào hồ sơ vụ án.
NGƯỜI BỊ DẪN GIẢI
(Ký và ghi rõ họ tên)
NGƯỜI THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH
(Ký và ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN
(Hoặc đại diện cơ quan/ tổ chức)
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký và ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN GIA ĐÌNH
(Nếu có)(Ký và ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký và ghi rõ họ tên)