Khi tiến hành khám nghiệm hiện trường các vụ án tai nạn giao thông, việc khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông được thực hiện hầu hết ở các loại vụ án này và công việc này phải được lập biên bản theo đúng quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản khám phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản khám phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản khám phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông:
- 4 4. Khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông:
1. Biên bản khám phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông là gì?
– Giao thông là hệ thống di chuyển, đi lại của mọi người, bao gồm những người tham gia giao thông dưới các hình thức đi bộ, cưỡi động vật hoặc chăn gia súc, sử dụng xe đạp, xe máy, ô tô hay các phương tiện giao thông khác, một cách đơn lẻ hoặc cùng nhau.
– Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.Trong đó:
+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm:
Xe ô tô
Máy kéo
Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo
Xe mô tô hai bánh
Xe mô tô ba bánh
Xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
+ Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm:
Xe đạp (kể cả xe đạp máy)
Xe xích lô
Xe lăn dùng cho người khuyết tật
Xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
– Biên bản khám phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông là văn bản ghi chép lại quá trình cơ quan có thẩm quyền khám phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông khi có vụ tai nạn giao thông xảy ra, trong đó nêu rõ thành phần tham dự, tham gia, dấu vết phương tiện, tình trạng phương tiện,…
Biên bản khám phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông được sử dụng để ghi nhận quá trình khám phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông của cơ quan có thẩm quyền, từ đó làm cơ sở để cơ quan này có thể đánh giá tính chất, diễn biến, nguyên nhân,… của vụ tai nạn giao thông, xác định xem vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu của tội phạm hay không? Nếu có thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện các thủ tục tố tụng nhằm buộc người phạm tội phải gánh chịu hậu quả.
2. Mẫu biên bản khám phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
BIÊN BẢN KHÁM PHƯƠNG TIỆN LIÊN QUAN ĐẾN TAI NẠN GIAO THÔNG
Hồi ………. giờ …… ngày……… tháng ……… năm ……. tại ….
Chúng tôi gồm:
Ông/bà: ……….
thuộc Cơ quan …………..
Ông/bà: ………..
Ông/bà: ……… Kiểm sát viên.
thuộc Viện kiểm sát
Ông/bà:………. là người chứng kiến.
Với sự tham dự của (1):
Ông/bà: ……….
Ông/bà: ……..
Căn cứ Điều 133 và Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự, tiến hành lập biên bản khám phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông trong vụ ……..
I. Về giấy tờ (2):
…….
II. Phần khám nghiệm
1. Dấu vết trên phương tiện (3):
………
2. Kỹ thuật an toàn phương tiện (4):
……..
III. Nhận xét tình trạng phương tiện:
……….
Ý kiến của người điều khiển phương tiện (hoặc của chủ phương tiện):
………….
Trong quá trình khám phương tiện, chúng tôi đã ……..
Việc khám phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông kết thúc hồi ………… Giờ …….. ngày………… tháng ………… năm…..
Biên bản này đã đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
Người chủ trì khám nghiệm
(Ký tên)
Kiểm sát viên
(Ký tên)
Người lập biên bản
(Ký tên)
Người chứng kiến
(Ký tên)
Người tham dự
(ký tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản khám phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông:
(1) Ghi rõ: Nhà chuyên môn, người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện, người bị hại hoặc người làm chứng;
(2) Đăng ký phương tiện, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy phép lái xe…
(3) Mô tả vị trí, kích thước, chiều hướng, màu sắc…
(4) Hệ thống điều khiển, hệ thống hãm, đèn, còi, lốp, gương, gạt nước…
(5) Chụp ảnh, vẽ sơ đồ.
4. Khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông:
Thành phần khám nghiệm phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông
Tùy theo tính chất, mức độ của vụ tai nạn giao thông để mời thành phần tham gia khám nghiệm cho phù hợp như: Cán bộ kỹ thuật hình sự; Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Công an xã, phường, thị trấn, Đồn, Trạm nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông; đại diện đơn vị đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ hoặc cá nhân, tổ chức có chuyên môn (liên quan đến việc khám phương tiện cơ giới đường bộ); đại diện đơn vị quản lý đường bộ, đại diện đơn vị quản lý công trình, đại diện đơn vị chuyên môn kỹ thuật về công trình liên quan đến vụ tai nạn (đối với vụ tai nạn giao thông liên quan đến công trình cầu, đường, hầm); đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông; đại diện cơ sở, doanh nghiệp (người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, lĩnh vực định giá tài sản) để xác định giá trị thiệt hại ban đầu về tài sản; người chứng kiến; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
Thủ tục khám nghiệm phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông
– Các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải được tiến hành khám nghiệm và lập Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ theo mẫu số 08/TNĐB ban hành theo Thông tư này tại hiện trường hoặc nơi tạm giữ phương tiện ngay sau khi kết thúc khám nghiệm hiện trường. Nếu có nhiều phương tiện giao thông thì tiến hành khám nghiệm lần lượt từng phương tiện giao thông, mỗi phương tiện lập 01 biên bản khám nghiệm phương tiện.
– Kiểm tra toàn bộ giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ của phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông như: Giấy phép lái xe, giấy tờ tùy thân (nếu có), đăng ký xe (đối chiếu với biển số, số khung, số máy), giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại phương tiện quy định phải có), giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới, các loại giấy tờ có liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải của phương tiện và hàng hóa vận chuyển trên phương tiện (nếu có).
– Khám nghiệm ô tô và các loại xe tương tự ô tô được tiến hành từ bên ngoài vào bên trong, từ trước ra sau, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới kể cả gầm xe; đặt thước tỉ lệ và chụp ảnh, quay camera (nếu có). Kiểm tra hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống treo, côn, ga, số, đồng hồ, đèn, còi, gương, gạt nước, thiết bị lưu trữ dữ liệu hoạt động của động cơ và hệ thống an toàn của phương tiện và các trang thiết bị khác của phương tiện theo các nội dung kiểm định an toàn kỹ thuật của xe cơ giới đường bộ.
– Khám nghiệm xe mô tô, xe máy được tiến hành bên ngoài xe, từ trước ra sau, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới; đặt thước tỉ lệ và chụp ảnh, quay camera (nếu có). Kiểm tra hệ thống phanh, côn, ga, số, đồng hồ, đèn, còi, gương và các trang thiết bị khác của phương tiện.
– Biên bản khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải ghi cụ thể: Giấy tờ, đặc điểm phương tiện; mô tả các dấu vết; ghi nhận thiệt hại, hư hỏng của phương tiện, ghi nhận việc thu giữ mẫu vật, dấu vết và các thiết bị kỹ thuật (như camera hành trình, thiết bị giám sát hành trình, hộp đen phương tiện, các thiết bị lưu trữ dữ liệu điện tử khác) để phục vụ công tác giám định. Thông qua và ký Biên bản khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan vụ tai nạn giao thông.
Xem xét kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông
– Vụ tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 09A/TNĐB ban hành theo Thông tư này đến lãnh đạo có thẩm quyền ra
Trường hợp xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi và không vi phạm các quy định khác của pháp luật thì phương tiện giao thông phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện. Nghiêm cấm việc giữ phương tiện giao thông của các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông để làm căn cứ giải quyết bồi thường thiệt hại.
– Vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm:
a) Cán bộ Cảnh sát giao thông thuộc Công an cấp huyện phải báo cáo Trưởng Công an cấp huyện chuyển hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện vụ tai nạn giao thông cho Đội điều tra tổng hợp tiếp nhận điều tra, giải quyết;
b) Cán bộ Cảnh sát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông phải báo cáo Cục trưởng, cán bộ Cảnh sát giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh phải báo cáo Trưởng phòng để chỉ đạo việc điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo Điều 20 Thông tư này.
– Trường hợp phát hiện vụ việc do cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý gây ra vụ tai nạn giao thông để xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người khác hoặc để che giấu hành vi phạm tội khác thì cán bộ Cảnh sát giao thông phải báo cáo lãnh đạo đơn vị chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền điều tra, giải quyết.