Phương thức cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước là cách thức nhà nước sử dụng cho các đối tượng sử dụng ngân sách theo đúng yêu cầu định trước.
Ngân sách Nhà nước là khoản tiền tệ được dùng để dự trữ và chi cho những công việc thuộc về quốc gia, thuộc về nhà nước. vậy đối với việc chi ngân sách sẽ được thực hiện như thế nào? có những phương thức nào để sử dụng loại ngân sách này hay còn gọi là việc chi ngân sách sẽ được thực hiện thông qua những phương thức cấp phát kinh phí ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp được những thắc mắc về nội dung này.
1.Ngân sách Nhà nước theo quy định pháp luật là gì?
Ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật được hiểu là toàn bộ các khoản thu, khoản chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Có các trường hợp các khoản thu chi này kéo dài hơn 1 năm, ví dụ ngân sách nhà nước trung hạn là các khoản thu chi của nhà nước trong 3 năm.
Đối với việc bổ sung ngân sách nhà nước sẽ được thực hiện dựa trên các hoạt động như sau:
+Hoạt động thu thuế
Điều đầu tiên đối với hoạt động này đó là hoạt động thuê thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế
Các khoản thuế được Nhà nước đưa vòa nội dung thu thuế để bổ sung ngân sách nhà nước như thuế giá trị gia tăng đối với các mặt hàng, dịch vụ… thuế thu nhập cá nhân đối với các các nhân là đối tượng chịu thuế , thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, phí bảo trì đường bộ đối với các phương tiện giao thông,tiền lệ phí công chứng hồ sơ, giấy tờ…..
+Hoạt động sự nghiệp có khoản thu
Đối với các hoạt động sự nghiệp mà có khoản thu thường được Nhà nước áp dụng đối với các hoạt động được thực hiện tại các đơn vị như nhà trường, trường hoc, các đơn vị có hoạt động như bệnh viện công, các viện nghiên cứu, các trung tâm thể thao….
+Hoạt động vay, hoạt động viện trợ không hoàn lại
Đối với hoạt động vay, hoạt động viện trợ không hoàn lại được áp dụng đối với các hoạt động liên quan đến công trái, trái phiếu chính phủ. Đây là những hoạt động viện trợ mà không hoàn lại, sau khi thu được thì đều bổ sung ngân sách nhà nước mà không có hoàn lại. Hay việc sử dụng các khoản vay ODA hoặc khoản vay ưu đãi của chính phủ để bổ sung ngân sách Nhà nước mà cũng không hoàn lại
Bên cạnh đó, việc bổ sung ngân sách nhà nước còn đến từ các nguồn thu khác bên cạnh các hoạt động thu thuế,khoản thu từ hoạt động có thu hay từ hoạt động vay,hoạt động viện trợ không hoàn lại như hoạt động cho phép góp vốn từ các tổ chức kinh tế, thu hồi vốn từ tổ chức kinh tế, bán và cho thuê tài sản Nhà nước, đóng góp tự nguyện từ các chủ thể là tổ chức hoặc các cá nhân
2.Các hoạt động phải cần đến việc chi Ngân sách nhà nước
Hoạt động chi ngân sách nhà nước được thực hiện thường xuyên và liên tục. Việc thực hiện chi ngân sách Nhà nước được thực hiện vào các mục đích khác nhau, mỗi hoạt động dùng đến việc chi ngân sách Nhà nước lại có những đặc điểm và ý nghĩa riêng biệt của chúng.
Mặc dù được sử dụng chi vào nhiều khoản nhưng các hoạt động dùng đến Ngân sách nhà nước chủ yếu bao gồm các khoản như sau:
Thứ nhất, nhóm chi ngân sách Nhà nước thường xuyên
Đối với nội dung liên quan đến các hoạt động sử dụng ngân sách chi thường xuyên thường là những hoạt động thường hoạt động và tiến hành duy trì hoạt động nhằm duy trì sự hoạt động, vận hành của bộ máy nhà nước. Việc duy trì bộ máy, điều hành Nhà nước mới tạo ra các hoạt động và bổ sung ngược lại cho ngân sách nhà nước. Các hoạt động này thường phải kể đến các hoạt động như chế độ lương thưởng cho cán bộ công chức viên chức nhà nước, người lao động, các khoản chi phục vụ cho các cuộc họp, các thiết bị văn phòng phẩm dùng để mua mới hoặc sửa chữa khi hỏng hóc , dùng ngân sách nhà nước để chi cho các dịch vụ phục vụ nhu cầu hàng ngay như tiền điện nước…..
Thứ hai,nhóm chi ngân sách Nhà nước vào mục đích đầu tư
Đối với nội dung về đầu tư thì ngân sách nhà nước dùng để tạo dựng và phát triển nền kinh tế. Phục vụ cho các hoạt động công cộng phục vụ sự phát triển của xã hội, cộng đồng và kinh tế, văn hóa, chính trị như xây dựng và đầu tư vào các vấn đề như điện ,đường ,trường,trạm.Đây được gọi là những khoản chi dài hạn để ohujc vụ những mục đích, lợi ích lâu dài
Thứ ba,nhóm chi ngân sách Nhà nước để chi trả nợ và viện trợ
Đây là nhóm hoạt động mà khi thực hiện phải được thực hiện sau khi có quyết định để chi ngân sách nhà nước.Đây là các hoạt động mang tính quốc gia khi Nhà nước dùng ngân sách nhà nước để chi trả cho các khoản nợ đã vay trong nước hay vay từ nước ngoài. Đối với các khoản vay từ nước ngoài sẽ có quá trình hoạt động và thời gian báo trước để thực hiện chi ngân sách sau khi đã thực hiện các hoạt động mang tính chất quốc tế
Thứ tư, nhóm chi ngân sách Nhà nước để phục vụ cho việc dự trữ
Đây cũng là nhóm hoạt động rất quan trọng, mặc dù việc sử dụng chi ngân sách cho hoạt động này không được thường xuyên như nhóm thứ nhất nhưng cũng rất cần thiết và quan trọng. Bởi khi cần đế thì việc thực hiện thường là những hoạt động cấp bách như các hoạt động chi từ ngân sách để hỗ trợ cho dân chúng, cho nền kinh tế khi có thiên tai, bão lũ, dịch bệnh đột ngột, khi các vùng kinh tế khó khăn gặp băng giá, hay lũ lụt, khi các dịch vụ chữa bệnh cần hỗ trợ khi có lượng bệnh nhân quá tải
3.Phương thức cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật
Phương thức cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước là cách thức nhà nước sử dụng cho các đối tượng sử dụng ngân sách theo đúng yêu cầu định trước gồm:
– Cấp phát theo dự toán là chuyển giao kinh phí từ ngân sách nhà nước theo khả năng tối đa mà đơn vị được thụ hưởng. Có thể là nhận từ ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên.
– Cấp phát theo lệnh chi tiền là việc chuyển giao kinh phí từ ngân sách cho đối tượng thụ hưởng theo nhu cầu thực tế phát sinh.
3.1. Cấp phát theo dự toán
– Đối tượng của hoạt động chi ngân sách nhà nước cấp phát theo dự toán: đối tượng được nhà nước cấp phát ngân sách nhà nước trong trường hợp này là các chủ thể quan hệ thường xuyên với ngân sách, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức được nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động.
– Chủ thể chịu trách nhiệm của hoạt động chi ngân sách nhà nước cấp phát theo dự toán: kho bạc, kho bạc xem xét đơn vị sử dụng có đủ điều kiện chi không, hồ sơ có đầy đủ hợp lệ không. Nếu đủ điều kiện thì kho bạc sẽ xuất tiền cho đơn vị sử dụng.
– Đối với của hoạt động chi ngân sách nhà nước cấp phát theo dự toán thì thường được áp dụng cho các khoản chi thường xuyên như các hoạt động thường niên diễn ra cụ thể là tiến hành duy trì hoạt động nhằm duy trì sự hoạt động, vận hành của bộ máy nhà nước. Việc duy trì bộ máy, điều hành Nhà nước mới tạo ra các hoạt động và bổ sung ngược lại cho ngân sách nhà nước. Các hoạt động này thường phải kể đến các hoạt động như chế độ lương thưởng cho cán bộ công chức viên chức nhà nước, người lao động, các khoản chi phục vụ cho các cuộc họp, các thiết bị văn phòng phẩm dùng để mua mới hoặc sửa chữa khi hỏng hóc , dùng ngân sách nhà nước để chi cho các dịch vụ phục vụ nhu cầu hàng ngay như tiền điện nước…..
3.2. Cấp phát theo lệnh chi
– Đối tượng của hoạt động chi ngân sách nhà nước cấp phát theo lệnh chi : đối tượng được nhà nước cấp phát ngân sách trong trường hợp này thường là những đối tượng không thường xuyên, chỉ trả nợ, chỉ vay nợ..
– Chủ thể chịu trách nhiệm của hoạt động chi ngân sách nhà nước cấp phát theo lệnh chi: là các cơ quan tài chính, khi đơn vị sử dụng sẽ có lệnh từ cơ quan tài chính đưa lệnh chi thì kho bạc sẽ có nghĩa vụ chi nếu xem xét đủ hồ sơ theo quy định.
– Đối với của hoạt động chi ngân sách nhà nước cấp phát theo lệnh chi thường áp dụng khi cấp ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp các tổ chức ít có quan hệ với ngân sách nhà nước hay các hoạt động chi trả nợ,viện trợ để bổ sung ngân sách nhà nước theo quy định
4.Hình thức cấp phát ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật
Đối với nội dung liên quan đến cấp phát ngân sách nhà nước sẽ được thực hiện tiến hành thông qua các hình thức nhằm hỗ trợ cho các hoạt động nhằm phục vụ cho việc duy trì các hoạt động kinh tế, chính trị của bộ máy nhà nước,phát triển mọi mặt của xã hội
Quy định về hình thức phát ngân sách nhà nước có hai hình thức chủ yếu như sau:
Thứ nhất, hình thức cấp phát ngân sách Nhà nước thông qua tạm ứng
Đối với hình thức cấp phát ngân sách Nhà nước thông qua tạm ứng này được áp dụng thông qua trường hợp đơn vị xin cấp phát ngân sách nhà nước đã có dự toán nhưng lại chưa có đủ điều kiện để thanh toán và phải thực hiện thủ tục xin cấp phát từ ngân sách nhà nước để thực hiện vào mục đích thanh toán
Thứ hai, hình thức cấp phát ngân sách Nhà nước thông qua tạm cấp kinh phí
Đối với hình thức cấp phát ngân sách Nhà nước thông qua tạm cấp kinh phí này được áp dụng thông qua trường hợp khi tổ chức hay doanh nghiệp trong thời gian đầu năm ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách chưa có dự toán được cấp có thẩm quyền để xin phê duyệt thì sẽ được nhà nước cấp phát ngân sách để thực hiện dự toán đó. Hoặc trường hợp dự toán sau khi phê duyệt cần được bố sung thì sẽ được nhà nước thực hiện cho việc phê duyệt ngân sách nhà nước và được cấp phát ngân sách nhà nước
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Luật Dương gia cung cấp cho bạn đọc về nội dung cấp phát ngân sách nhà nước, hi vọng bài viết trên đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp được những vấn đề còn đang thắc mắc này