Trường hợp người để lại di chúc mất đi và gia đình không thuận hòa do vấn đề thừa kế thì ai có quyền đứng ra giải quyết, phân chia tranh chấp, bổ sung vào di chúc ?
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi có 5 anh em, trong đó 1 em trai của tôi đã mất, để lại 1 vợ và 2 con. Mẹ tôi sở hữu căn nhà và hiện tại sống với người con gái út chưa lập gia đình. Hiện nay mẹ tôi bệnh nặng và muốn để lại di chúc căn nhà chia đều cho các anh em, riêng phần của em trai tôi đã mất thì bà để lại cho 2 đứa cháu. Tuy nhiên, anh hai của tôi luôn gây khó khăn trong việc lập di chúc của mẹ tôi. Luật sư cho tôi hỏi làm thế nào để truất quyền thừa kế của một người?
Căn nhà mẹ tôi mua trước kia chỉ là căn nhà cấp 4, sau đó, tôi đã bỏ tiền ra tu sửa thành nhà 2 tầng khang trang, tôi mua sắm tất cả tiện nghi (máy lạnh, máy giặt, tivi, tủ lạnh,…). Vậy trong trường hợp mẹ tôi mất đi và gia đình không thuận hòa do vấn đề thừa kế tôi đã nêu trên thì tôi có quyền đứng ra giải quyết, phân chia tranh chấp, bổ sung vào di chúc của mẹ tôi không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
“Bộ luật dân sự năm 2015” Ðiều 648. Quyền của người lập di chúc có quy định
“Người lập di chúc có các quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
Áp dụng quy định trên, trong trường hợp này: mẹ bạn sở hữu căn nhà và hiện tại sống với người con gái út chưa lập gia đình. Hiện nay mẹ bạn bệnh nặng và muốn để lại di chúc căn nhà chia đều cho các anh em, riêng phần của em trai bạn đã mất thì bà để lại cho 2 đứa cháu. Tuy nhiên, anh hai của bạn luôn gây khó khăn trong việc lập di chúc của mẹ bạn. Vậy nên, theo điều luật này thì mẹ bạn _ người lập di chúc có quyền ” Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế” có nghĩa là mẹ bạn có quyền truất quyền hưởng di sản của anh hai bạn.
“Bộ luật dân sự năm 2015” Ðiều 637. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế.
3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”
“Bộ luật dân sự năm 2015” Ðiều 638. Người quản lý di sản
“1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
2. Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
3. Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý”.
>>> Luật sư
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên trong trường hợp mẹ bạn mất đi và gia đình không thuận hòa do vấn đề thừa kế mà bạn đã nêu trên thì bạn có quyền đứng ra giải quyết, phân chia tranh chấp, bổ sung vào di chúc của mẹ bạn nếu như trong bản di chúc phải có điều khoản về người người quản lý tài sản, đứng ra giải quyết, phân chia tranh chấp, bổ sung vào di chúc và phải có sự thỏa thuận của những người thừa kế trong gia đình.