Những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo? Quy định quảng cáo không trung thực, quảng cáo sai sự thật? Hướng xử lý khi phát hiện hành vi quảng cáo sai sự thật?
Trung thực luôn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động quảng cáo nhằm mục đích để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bên cạnh đó trung thực cũng đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp tiến hành quảng cáo nói riêng và nền kinh tế nói chung. Các cá nhân, tổ chức có hoạt động quảng cáo giới thiệu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ phải tuân thủ các nguyên tắc quảng cáo quy định tại Luật quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018. Các hành vi quảng cáo sai sự thật về thông tin sản phẩm thì bị xử phạt. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về quảng cáo không trung thực, quảng cáo sai sự thật.
1. Những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo:
Những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo bao gồm:
– Hành vi quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm.
– Hành vi quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
– Hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
– Hành vi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
– Hành vi quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
– Hành vi quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
– Hành vi quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
– Hành vi quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
– Hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh; khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng; giá, công dụng; kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu; xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ; thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
– Hành vi quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
– Hành vi quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Hành vi quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
– Hành vi quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
– Hành vi quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói; hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe; an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
– Hành vi ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
– Hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện; trụ điện; cột tín hiệu giao thông; cây xanh nơi công cộng.
Ta nhận thấy, theo Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018. Cụ thể là theo quy định tại khoản 9, Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018, một trong các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo gồm có: Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
Như vậy, theo quy định pháp luật thì hành vi quảng cáo sai sự thật được quy định cụ thể là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
2. Quy định quảng cáo không trung thực, quảng cáo sai sự thật:
Hoạt động quảng cáo là những tuyên bố, những cam kết của các doanh nghiệp với người tiêu dùng. Nhà quảng cáo hiện nay thông thường chú trọng nhiều hơn đến hình thức. Mâu thuẫn giữa quảng cáo và thực tế vẫn luôn là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều sản phẩm bị suy giảm trên thị trường.
Những mâu thuẫn giữa quảng cáo và thực tế trên là do tiến hành các hoạt động quảng cáo không trung thực.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018 thì quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Có thể hiểu, hành vi quảng cáo sai sự thật là hành vi do một cá nhân hay do tổ chức thực hiện hoạt động quảng cáo nhưng nội dung của quảng cáo lại không đúng với sự thật và việc đó có khả năng gây ảnh hưởng đến cá nhân hoặc tổ chức khác.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 45
Từ quy định được nêu trên, ta có thể thấy pháp luật về cạnh tranh không quy định cụ thể về hành vi quảng cáo sai sự thật, nhưng có thể thấy nếu hành vi quảng cáo đó đưa ra thông tin gian dối (sai sự thật) nhằm mục đích chính là để các doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng thuộc vào nhóm các hành vi bị cấm mà Luật cạnh tranh điều chỉnh.
Bản chất của các quy định trên cũng khá tương đồng, các quy định này đều là những quy định cụ thể về hành vi đưa thông tin truyền tải những thông tin không trung thực, sai sự thật về một loại hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thương mại nói riêng và giao dịch dân sự nói chung là nguyên tắc trung thực. Việc các thương nhân đưa ra những thông tin sai lệnh, không đúng sự thật về chất lượng, số lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thực phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hóa, dịch vụ dù dưới bất kỳ hình thức nào đều đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc trung thực trong hoạt động quảng cáo.
3. Hướng xử lý khi phát hiện hành vi quảng cáo sai sự thật:
Theo quy định tại Điều 11 của Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018 quy định như sau:
– Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
– Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, ta nhận thấy, trong trường hợp phát hiện hành vi quảng cáo sai sự thật, người bị hại có thể tố giác đến cơ quan điều tra, nếu như bị thiệt hại do hành vi quảng cáo sai sự thật thì có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
Ngoài hướng xử lý được nêu cụ thể trên thì theo khoản 1 Điều 77
Các hành vi quảng cáo sai sự thật của các chủ thể là các cá nhân hay tổ chức còn bị xử phạt hành vi quảng cáo sai sự thật tuỳ vào tính chất và hành vi sẽ bị xử phạt hành chính hay bị xử lý hình sự.
Cụ thể thì mức phạt tiền đối với hành vi quảng cáo sai sự thật là mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 2, Điều 3
Ngoài xử phạt hành chính theo quy định trên, hành vi quảng cáo gian dối còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 197
”Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”