Giám định pháp y tâm thần là hình thức bảo vệ quyền lợi cho bệnh nhân tâm thần cũng như trách nhiệm của xã hội về những thiệt thòi dân sự. Việc giám định pháp y tâm thần cần được lập thành biên ban để ghi chép lại việc giám định một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản giám định pháp y tâm thần là gì?
Mẫu biên bản giám định pháp y tâm thần là mẫu biên bản với các nội dung ghi chép lại việc Giám định pháp y tâm thần để làm tài liệu, bằng chứng trong một số trường hợp cần thiết
Mẫu biên bản giám định pháp y tâm thần là Mẫu biên bản ghi chép giám định pháp y tâm thần được lập ra để ghi chép về việc giám định pháp y tâm thần
2. Mẫu biên bản giám định pháp y tâm thần:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…….., ngày …… tháng ……. năm…….
BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN
(Dùng cho giám định theo trưng cầu)
I. THÔNG TIN CHUNG
– Quyết định trưng cầu giám định số …………… ngày ….. tháng … năm …. của cơ quan …………
Người ký (họ tên, chức vụ): ………………
– Họ và tên đối tượng giám định: ………… Giới: ……
– Địa chỉ thường trú: …………
– Đối tượng là: (1) ………….. Trong: (2) …………….
– Nội dung trưng cầu giám định: ……………
– Thời gian tiếp nhận đối tượng giám định: …………
– Hình thức giám định: ………………
– Quyết định phân công người tham gia giám định số ……. ngày …. tháng ….. năm … của tổ chức tiến hành giám định: …………
– Địa điểm tiến hành giám định: …………
– Thời gian tiến hành giám định: ……………
II. GIÁM ĐỊNH VIÊN THAM GIA GIÁM ĐỊNH (3)
(Nêu rõ họ tên, học hàm, học vị, chức danh, đơn vị công tác, vai trò tham gia giám định của từng giám định viên):
……………
III. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
Họ tên: ………. Năm sinh: …………….. Giới: …….
Quê quán: ……………….
Nơi thường trú: …………
Nghề nghiệp: ………… Trình độ học vấn: …………
Dân tộc: …………… Quốc tịch: ……………… Tôn giáo: ………….
Tình trạng hôn nhân:
Hoàn cảnh kinh tế/ Điều kiện sống: …………
Tiền án, tiền sự: …………
IV. LỊCH SỬ BẢN THÂN VÀ HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN TỐ TỤNG
– Tiền sử bệnh tật của bản thân, quá trình học tập, lao động, công tác của đối tượng giám định: ………
– Tiền sử gia đình về bệnh tâm thần ………
– Diễn biến quá trình bệnh lý (nếu có):
– Diễn biến hành vi liên quan đến tố tụng: ..
– Tình trạng sức khỏe tâm thần khi sự kiện xảy ra: ……………
– Tình trạng sức khỏe tâm thần sau khi sự kiện xảy ra: ………
– Diễn biến quá trình theo dõi giám định: …………
V. KHÁM BỆNH
1. Khám tâm thần:
– Ý thức: ……………………. Năng lực định hướng:
+ Bản thân: …………
+ Không gian: …………
+ Thời gian: ……………
+ Môi trường: ……………
– Tư duy:
+ Hình thức: ………………
+ Nội dung: ………………
– Tri giác: …………………
– Cảm xúc: ………………
– Hành vi tác phong:
+ Hoạt động có ý chí: ……………
+ Hoạt động bản năng: …………
– Chú ý: …………
– Trí nhớ: …………
– Trí tuệ: …………
2. Khám thần kinh:
– Dấu hiệu thần kinh định vị:
– 12 đôi dây thần kinh sọ não: …………
– Cảm giác: …………
– Phản xạ: ……………
– Vận động: …………
3. Khám nội khoa:
– Dấu hiệu sinh tồn:
Mạch: …….. HA: …….. Nhiệt độ: ……… Nhịp thở: ………. Cân nặng: ………
– Thể trạng chung: ………….. Da, niêm, kết mạc: ………
– Hạch ngoại vi, tuyến giáp: ………
– Tim mạch: …………
– Hô hấp: ……………
– Tiêu hóa: ……………
– Tiết niệu, sinh dục: …………
– Cơ xương khớp: ……………
4. Khám thần kinh:
– Dấu hiệu thần kinh định vị:
– 12 đôi dây thần kinh sọ não: ……………
– Cảm giác: ……..……
– Phản xạ: ……………
– Vận động: ……………
5. Khám chuyên khoa khác:
+ Răng – Hàm – Mặt: ………
+ Tai – Mũi – Họng: …………
+ Mắt: ……………
+ Nội tiết: …………
+ Các chuyên khoa khác: …………
6. Kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng:
– Xét nghiệm máu: ………………
– X- Quang tim phổi: ………………
– X- Quang sọ não: …………….
– Điện não đồ: ……………….…
– Nghiệm pháp tâm lý (test Zung, Beck , MMPI, Wais….) …………
– Chụp cắt lớp: CT. Scanner (nếu có) ……………
– Cộng hưởng từ: MRI (nếu có) …………………
– Xét nghiệm khác: (nếu có) …………
VI. TÓM TẮT VÀ KẾT LUẬN
1. Tóm tắt:
– Triệu chứng tâm thần: ……………
– Hội chứng tâm thần: ……………
– Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán: ………
2. Kết luận: (trả lời đầy đủ theo nội dung trưng cầu giám định)…………
………………
3. Ý kiến khác (nếu có): ……………
CÁC THÀNH VIÊN (4)
(Ký, ghi rõ họ tên)
THƯ KÝ (4)
(ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ TRÌ (4)
(ký, ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của tổ chức giám định)
3. Hướng dẫn làm biên bản:
Ghi đầy đủ và rõ ràng các thông tin có trong biên bản:
(1): Đối tượng có thể là: bị hại/bị can/người đang thi hành án/nhân chứng/nguyên đơn/bị đơn…
(2): Vụ án/vụ việc: hình sự/dân sự/hành chính.
(3): Nếu chỉ có một người giám định, thì ghi rõ họ tên, học hàm, học vị, chức danh, đơn vị công tác của người giám định
(4) Nếu chỉ có một người giám định, thì người giám định ký, ghi rõ họ tên của người giám định (theo Điều 32 Luật Giám định tư pháp).
4. Thông tin pháp lý liên quan:
Năng lực chịu trách nhiệm:
– Trong giám định pháp y tâm thần vấn đề quan trọng là vấn đề xác định năng lực trách nhiệm hình sự.
– Theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật thì những người bình thường trên 14 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi phạm pháp của mình.
– Người bị tâm thần được thừa nhận là mất năng lực chịu trách nhiệm hình sự chỉ khi nào do trạng thái rối loạn tâm thần cấp tính hoặc mạn tính mà họ không nhận thức được, điều khiển được hành vi của mình. Rối loạn hoạt động tâm thần đến mức người bệnh không hiểu được hậu quả về hành động của mình, không nhận thức được tính chất nguy hại đối với xã hội và tính chất phi pháp của những hành động do họ gây nên.
– Giám định viên pháp y tâm thần căn cứ tài liệu thực tế về y học, nghiên cứu trạng thái tâm thần của bị can trong lúc phạm tội để giải quyết vấn đề năng lực trách nhiệm
Các hình thức giám định pháp y tâm thần:
– Giám định nội trú:
+ Hình thức này giám định với những trường hợp khó khăn và phức tạp cho việc chẩn đoán bệnh cũng như xác định năng lực trách nhiệm hình sự. Can phạm được lưu lại tại cơ sở giám định PYTT của bệnh viện chuyên khoa tâm thần.
+ Giám định viên có trách nhiệm theo dõi khám xét lâm sàng, cho làm các xét nghiệm cần thiết phục vụ cho giám định. Đồng thời nghiên cứu hồ sơ tài liệu do cơ quan trưng cầu giám định cung cấp. Khi đủ điều kiện thì tiến hành giám định và làm văn bản kết luận. Thời gian lưu can phạm để làm giám định tại cơ sở giám định nội trú trung bình 6 tuần. Nếu thấy cần thiết kéo dài thêm nhưng phải thông báo cho cơ quan trưng cầu giám định rõ.
– Giám định tại phòng khám: Áp dụng những trường hợp đơn giản để chẩn đoán và xác định năng lực trách nhiệm hình sự. Can phạm được đưa tới phòng khám chuyên khoa, tại đó giám định viên tiến hành thăm dò và cho kết quả giám định. Đương nhiên giám định viên đã phải nghiên cứu hồ sơ và cho làm các xét nghiệm cần thiết phục vụ cho giám định trước đó.
– Giám định tại chỗ: Đối với một số trường hợp nếu như sau khi giám định viên xem xét thấy có thể tiến hành giám định tại chỗ được và thuận lợi thì tiến hành. Thường thì áp dụng đối với trường hợp đang bị giam giữ, nếu đưa ra ngoài có khó khăn về quản lí và phức tạp về chuyên môn.
– Giám định tại hội đồng xét xử : Hình thức giám định tại hội đồng xét xử chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh tật đã rõ ràng và đã có thời gian điều trị nội trú. Mục đích của hình thức giám định này thực chất là giám định viên được trưng cầu tại hội đồng xét xử để làm sáng tỏ thêm kết luận của tập thể giám định hoặc của mình cho hội đồng xét xử và bên tham dự rõ.
– Giám định vắng mặt: Giám định vắng mặt là những trường hợp giám định đặc biệt, thường gặp trong pháp y tâm thần, khi không có mặt bị can hoặc bị cáo. Khi cả hai bên đều vắng mặt, có thể gọi là giám định theo hồ sơ. Thường là giám định bị can gây án, người bị hại bị chết, sau đó bị can tự sát thành công. Việc giám định chỉ còn dựa vào các hồ sơ và những người làm chứng. Ngoài ra, khi giám định những trường hợp hồ sơ đầy đủ, song toà án hoặc viện kiểm sát còn nghi ngờ kết luận của hội đồng giám định pháp y này và giao hồ sơ cho hội đồng giám định khác.
– Những trường hợp cần đánh giá về khả năng hành vi của những người đã chết trong các vụ kiện dân sự được gọi là giám định vắng mặt một bên (hay một phần).
căn cứ vào các thông tin trên thì việc giám định pháp y tâm thần cần được lập thành biên bản và thực hiện theo quy định của pháp luật và các quy định có liên quan của Bộ y tế về việc giám định pháp y tâm thần
Trên đây là bài viết chi tiết của chúng tôi về biên bản giám định pháp y tâm thần, hướng dẫn làm biên bản cùng các thông tin pháp lý liên quan.