Thẩm quyền ra lệnh khám xét theo Bộ luật tố tụng hình sự là gì? Thẩm quyền ra lệnh khám xét theo Bộ luật tố tụng hình sự tiếng Anh là gì? Quy định về thẩm quyền ra lệnh khám xét theo Bộ luật tố tụng hình sự? Thẩm quyền khám xét theo thủ tục hành chính?
Hoạt động khám xét trong các trường hợp khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử. Và chỉ có những Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới được ra lệnh thực hiện biện pháp khám người. Vậy Thẩm quyền ra lệnh khám xét được quy định như thế nào tại
Căn cứ pháp lý:
–
1. Thẩm quyền ra lệnh khám xét theo Bộ luật tố tụng hình sự là gì?
Thẩm quyền ra lệnh khám xét theo Bộ luật tố tụng Hình sự là một trong những quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Trong đó sẽ quy định về những Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền ra lệnh khám xét trong nhiều trường hợp cần ngăn chặn tội phạm và những hành vi tội phạm.
Khám xét là biện pháp điều tra do những chủ thể có thẩm quyền tiến hành bằng cách lục soát, tìm kiếm trong người, đồ vật, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, thư tín bưu kiện, bưu phẩm của một người nhằm phát hiện và thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội; đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật tài liệu khác có liên quan trực tiếp đến vụ án hình sự.
2. Thẩm quyền ra lệnh khám xét theo Bộ luật tố tụng hình sự tiếng Anh là gì?
Thẩm quyền ra lệnh khám xét theo Bộ luật tố tụng Hình sự tiếng Anh là “The authority to issue search warrants”.
3. Quy định về thẩm quyền ra lệnh khám xét theo Bộ luật tố tụng hình sự
Thẩm quyền ra lệnh khám xét được quy định tại Điều 193, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải
3. Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải
4. Mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.”
Theo quy định tại khoản 1, Điều 193,
+Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trường, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
+ Chánh án, Phó Chánh án
+ Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư … quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Như vậy, thẩm quyền ra lệnh khám xét được trao rộng cho người tiến hành tố tụng của cả 3 cơ quan: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhằm đảm bảo hiệu quả của biện pháp điều tra này. Tuy nhiên, vì biện pháp khám xét là biện pháp ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân nên những nhà làm luật cũng quy định, lệnh khám xét của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư … quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 193 cũng quy định những người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 2, Điều 110, Bộ luật Tố tụng hình sự có quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp khẩn cấp, bao gồm:
+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp
+ Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trường Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
+ Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến càng.
Như vậy, trong trường hợp khẩn cấp nếu không tiến hành khám xét thì bị can sẽ tiêu hủy chứng cứ, tài liệu có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, người bị truy nã sẽ bỏ trốn hoặc những người phạm tội sẽ di chuyển nạn nhân bị bắt cóc.
Và đồng thời qua điều 193, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 cũng quy định về mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật Tố tụng hình sự và đưa vào hồ sơ vụ án.
Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử bao gồm những căn cứ sau:
+ Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
+ Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.
Người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ trái pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
4. Thẩm quyền khám xét theo thủ tục hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Dưới đây là một số kiến thức về biện pháp khám xét được quy định trong
Khám xét theo thủ tục hành chính được thực hiện khi có căn cứ cho rằng người vi phạm cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính hoặc địa điểm đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (điều 127, 128 và Điều 129
Những người sau đây có thẩm quyền quyết định khám xét theo thủ tục hành chính:
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường, Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt…
– Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu và Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động,…
– Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan; Đội trưởng Đội quản lý thị trường… (khoản 1 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Tuy nhiên, trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì những chủ thể nói trên đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Trình tự thực hiện biện pháp khám xét theo thủ tục hành chính sẽ phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
+Trước khi khám xét phải thông báo hoặc đọc lệnh cho đối tượng bị khám biết.
+ Trong trường hợp đối với khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ.
+ Đối với khám phương tiện, nơi ở, nơi làm việc) thì phải có mặt người chủ sở hữu hoặc người quản lý và có người chứng kiến. Trường hợp không có chủ sở hữu hoặc người quản lý thì việc khám vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền và hai người chứng kiến.
+ Chủ thể có thẩm quyền khám xét không được khám vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
+ Việc khám phải được lập thành biên bản theo luật định.