Việc xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng phải được lập thành biên bản để ghi chép lại nội dung xác nhận đó và dùng trong các trường hợp cần thiết. Vậy Biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng là gì và cách làm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng là gì?
Mẫu biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng là biên bản với các nội dung ghi chép lại việc xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng
Mẫu biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng
2. Mẫu biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng:
…………….
………………….(1)
——-
Số: /BB-XNTTSKĐVR
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN
Xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng
Căn cứ: ………………..(2)
Hôm nay, hồi …………… giờ …………. phút, ngày ………../………../..………….,
Tại: ……
1. Chúng tôi gồm:
a) Cơ quan xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng
Tên cơ quan, đơn vị: …
Địa chỉ: …….
Họ và tên người đại diện: …….. Chức vụ: ……
b) Cơ quan quản lý động vật rừng
Tên cơ quan, đơn vị: ……
Địa chỉ: …………
Họ và tên người đại diện: ……… Chức vụ: ………
2. Lập biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng, cụ thể:
TT | Tên động vật rừng | Nhóm nguy cấp, quý hiếm hoặc thông thường(3) | Giới tính (nếu có) hoặc ghi tên bộ phận, sản phẩm động vật rừng | Đơn vị tính | Số lượng hoặc trọng lượng | Kích thước | Tình trạng sức khỏe(4) | Ghi chú | |
Tên động vật rừng | Tên khoa học | ||||||||
1 | |||||||||
2 | |||||||||
… |
Hồ sơ, tài liệu kèm theo (nếu có): ……
3. Ý kiến khác (nếu có): ……
Biên bản này được lập xong hồi…giờ…phút cùng ngày, gồm…tờ, được lập thành…bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên; mỗi bên giữ một bản để thực hiện và lưu hồ sơ./.
CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỘNG VẬT RỪNG
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
CƠ QUAN XÁC NHẬN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
3. Hướng dẫn làm biên bản:
(1) Tên cơ quan quản lý động vật rừng.
(2) Ghi căn cứ hoặc lý do để thực hiện việc xác nhận; ví dụ căn cứ quyết định tịch thu động vật rừng hoặc quyết định tiếp nhận xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với động vật rừng hoặc quyết định xử lý vật chứng…
(3) Nhóm IB hoặc IIB hoặc Phụ lục I hoặc Phụ lục II Công ước CITES hoặc động vật rừng thông thường.
(4) Ghi tình trạng sức khỏe đối với động vật rừng còn sống; tình trạng của bộ phận cơ thể, sản phẩm của động vật rừng.
4. Các thông tin liên quan:
Căn cứ dựa trên thông tư Số: 29/2019/TT-BNNPTNT về quy định xử lí động vật rừng là tang vật, vật chứng, động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp nhà nước. quy định một số điều giao nhận động vật rừng quy định một số trường hợp quy đinh phả xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng như sau:
2. Điều kiện:
– Xác định được nơi cư trú tự nhiên của loài động vật đó;
– Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng khỏe mạnh tại biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Đối với động vật rừng có nguy cơ gây nguy hiểm cho người thì phải có biện pháp bảo vệ, đảm bảo an toàn sau khi thả;
– Trường hợp cơ quan, đơn vị thả không phải là chủ rừng nơi dự kiến thả thì phải có cam kết đồng ý của chủ rừng nơi dự kiến thả theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trình tự thực hiện:
– Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý động vật rừng ban hành quyết định thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên;
– Thành phần tham gia thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên: Cơ quan, đơn vị chủ trì thả động vật rừng, cơ quan Kiểm lâm sở tại, chủ rừng (nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này). Cơ quan, đơn vị chủ trì có thể mời người chứng kiến, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong trường hợp động vật rừng là vật chứng, chính quyền địa phương, cơ quan truyền thông, các bên có liên quan tham gia;
– Cơ quan, đơn vị chủ trì thả lập biên bản thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Đối tượng: Cá thể động vật rừng bị thương, ốm yếu cần cứu hộ.
2. Điều kiện:
a) Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng bị thương, ốm yếu cần cứu hộ tại biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ sở cứu hộ động vật rừng có điều kiện bảo đảm công tác cứu hộ, phù hợp với loài động vật rừng cần cứu hộ.
3. Trình tự thực hiện:
– Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý động vật rừng ban hành quyết định cứu hộ động vật rừng;
– Trường hợp phải chuyển giao động vật rừng đến cơ sở cứu hộ để tổ chức cứu hộ: Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định cứu hộ động vật rừng lập biên bản giao nhận động vật rừng để cứu hộ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Xử lý động vật rừng sau cứu hộ:
– Trường hợp động vật rừng sau cứu hộ đủ điều kiện thả lại về môi trường tự nhiên thì cơ sở cứu hộ động vật rừng tổ chức thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;
– Trường hợp động vật rừng sau cứu hộ không đủ điều kiện thả lại về môi trường tự nhiên thì cơ sở cứu hộ động vật rừng xử lý bằng một trong các hình thức tiếp theo quy định tại Điều
Tại Điều 13. Chuyển giao động vật rừng cho vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành
2. Điều kiện:
– Cơ sở tiếp nhận động vật rừng có một trong những chức năng, nhiệm vụ sau: Nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tồn, trưng bày vì mục đích giáo dục bảo tồn theo quy định của pháp luật;
– Cơ sở tiếp nhận động vật rừng có điều kiện bảo đảm việc nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng;
– Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng không thuộc trường hợp phải tiêu hủy tại biên bản xác nhận tình trạng sức khoẻ của động vật rừng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trình tự thực hiện:
– Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý động vật rừng ban hành quyết định chuyển giao động vật rừng cho cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành;
– Cơ quan, người có thẩm quyền chuyển giao động vật rừng lập biên bản giao nhận động vật rừng chuyển giao theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Căn cứ vào điều 11,12,13 thông tư Số: 29/2019/TT-BNNPTNT về quy định xử lí động vật rừng là tang vật, vật chứng, động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp nhà nước đã nêu ở trên là các trường hợp phải xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng, xác nhận phải lập thành bien bản tình trạng sức khỏe của động vật rừng theo quy định và theo trình tự ở từng trường hợp khác nhau đã được quy định cụ thể
Trên đây là bài viết chi tiết của chúng tôi về mẫu biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng, Hướng dẫn viết biên bản và các thông tin liên quan cần thiết nhất theo quy định của pháp luật hiện hành.