Sau khi công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức có đơn khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước,..thì Cơ quan có có thẩm quyền cần có Biên bản công bố quyết định giải quyết khiếu nại.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản công bố quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật là gì?
Mẫu biên bản công bố quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép lại việc công bố quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật của Đảng viên. Mẫu biên bản nêu rõ thông tin thành phần tham dự, đảng viên khiếu nại kỷ luật…
Mẫu biên bản công bố quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật được lập ra để ghi chép lại toàn bộ nội dung của việc công bố quyết định giải quyết khiếu nại kỉ luật.
2. Mẫu biên bản công bố quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật mới nhất:
…
ỦY BAN KIỂM TRA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
…, ngày …tháng …năm …
BIÊN BẢN CÔNG BỐ
Quyết định giải quyết thư khiếu nại kỷ luật của
đồng chí …, chức vụ …, đơn vị …
– Căn cứ Quy chế làm việc số, ngày … của UBKT …;
– Được sự ủy quyền (nếu được TCĐ cấp giải quyết khiếu nại ủy quyền)
Hôm nay vào lúc …giờ, ngày …tháng …năm…, tại …
Thành phần tham dự gồm có: …
* Đại diện cấp quyết định giải quyết khiếu nại:
1.Đ/c …
2.Đ/c …
* Đại diện TCĐ quản lý đảng viên khiếu nại:
1.Đ/c …
2.Đ/c …
* Đảng viên khiếu nại kỷ luật:
Đ/c …
* Người ghi biên bản …
Nội dung:
+ Đồng chí … thay mặt UBKT …(hoặc được ủy nhiệm của ……) đọc quyết định giải quyết thư khiếu nại kỷ luật số….. ngày…./… /….của (cấp giải quyết) đối với đồng chí (đảng viên khiếu nại) …
+ Ý kiến của đại diện cấp ủy quản lý đảng viên khiếu nại kỷ luật …
+ Ý kiến của đảng viên khiếu nại kỷ luật …
+ Ý kiến của đại diện UBKT … (hoặc được ủy nhiệm của ……)
Biên bản kết thúc vào hồi … giờ, ngày …tháng … năm … đã đọc lại cho những người có mặt cùng nghe và nhất trí ký tên.
Biên bản được lập thành … bản và được giao
Người ghi biên bản
Đại diện cấp ủy quản lý ĐV khiếu nại
Đảng viên khiếu nại
T/M(cấp QĐ)…….
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản công bố quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật mới nhất:
– Cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định xác minh hoặc trực tiếp tiến hành xác minh.
– Đoàn/Tổ xác minh được thành lập (nếu có).
– Địa điểm làm việc.
– Họ tên, chức danh của người có trách nhiệm xác minh.
– Ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ (nếu có) của người làm việc với người có trách nhiệm xác minh như: người khiếu nại, người bị khiếu nại, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan.
– Các nội dung làm việc cụ thể.
– Kết quả làm việc đã đạt được, những nội dung đã thống nhất, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, đề xuất, kiến nghị của các bên tham gia buổi làm việc.
– Những nội dung khác chưa được thể hiện ở
– Chữ ký (ghi rõ họ tên) hoặc điểm chỉ của những người cùng làm việc. Trong trường hợp có người không ký thì trong biên bản phải ghi rõ và đề nghị người làm chứng ký vào biên bản.
4. Một số quy định giải quyết khiếu nại kỷ luật:
Quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng:
Ủy ban kiểm tra Trung ương ban hành Quyết định số 1195-QĐ/UBKTTW về Quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với đảng viên.
Theo Quyết định số 1195-QĐ/UBKTTW, quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật đối với đảng viên gồm 03 bước như sau:
Bước 1: chuẩn bị
– Căn cứ vào đơn khiếu nại, kết quả làm việc với đại diện tổ chức đảng cấp dưới đã giải quyết khiếu nại và người khiếu nại hoặc nhiệm vụ do Thường trực Ủy ban giao; vụ trưởng vụ lĩnh vực, địa bàn báo cáo, đề xuất với Thành viên Ủy ban trực tiếp phụ trách địa bàn và đồng chí Phó Chủ nhiệm Ủy ban phụ trách vụ về kế hoạch giải quyết khiếu nại, dự kiến đoàn giải quyết khiếu nại (gọi tắt là kế hoạch kiểm tra và đoàn kiểm tra); đề xuất Thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn kiểm tra (trường hợp người khiếu nại là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì Phó Chủ nhiệm Ủy ban chỉ đạo đoàn kiểm tra).
– Vụ trưởng trình Thường trực Ủy ban xem xét, ban hành quyết định kiểm tra và kế hoạch kiểm tra.
– Đoàn kiểm tra phân công nhiệm vụ cho các thành viên; xây dựng lịch kiểm tra; chuẩn bị văn bản và tài liệu phục vụ việc kiểm tra.
Bước 2: tiến hành
– Đoàn kiểm tra tổ chức hội nghị triển khai quyết định, kế hoạch kiểm tra, thống nhất lịch làm việc.
– Đoàn kiểm tra làm việc với:
+ Người khiếu nại, tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật, thường trực cấp ủy trực thuộc Trung ương để làm rõ nội dung khiếu nại.
+ Chi bộ có người khiếu nại để xác minh về tư cách, phẩm chất của người khiếu nại từ sau khi bị kỷ luật đến thời điểm giải quyết.
+ Các tổ chức, cá nhân có liên quan để thu thập, nghiên cứu tài liệu.
Trường hợp có tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ việc thì đoàn kiểm tra làm việc với tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật, ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đã giải quyết khiếu nại kỷ luật để xem xét lại việc thực hiện quy trình, thủ tục, làm rõ nội dung vi phạm; chuẩn bị báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh.
– Các tổ chức đảng có liên quan tổ chức hội nghị (hội nghị của cấp ủy, tổ chức đảng nào thì cấp ủy, tổ chức đảng đó chủ trì, ghi biên bản):
+ Trường hợp không có tình tiết mới dẫn đến thay đổi bản chất vụ việc và dự kiến chuẩn y hình thức kỷ luật thì thường trực cấp ủy trực thuộc Trung ương tổ chức hội nghị để đoàn kiểm tra
+ Trường hợp có tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ việc, có thể thay đổi hình thức kỷ luật thì ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương tổ chức hội nghị để đoàn kiểm tra
+ Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn kiểm tra trước khi quyết định tổ chức đảng tổ chức hội nghị và thành phần dự các hội nghị. Trường hợp cần thiết, Thường trực Ủy ban quyết định việc tổ chức hội nghị và thành phần tham dự.
– Đoàn kiểm tra làm việc với người khiếu nại; tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ (nếu có); chuẩn bị báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại.
– Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại, báo cáo thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn kiểm tra trước khi trình Ủy ban.
Bước 3: kết thúc
– Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, kết luận:
+ Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra; trình bày đầy đủ ý kiến của người khiếu nại, ý kiến và đề nghị của tổ chức đảng cấp dưới.
+ Ủy ban thảo luận, kết luận, biểu quyết quyết định hoặc đề nghị về hình thức kỷ luật.
– Đoàn kiểm tra phối hợp với Vụ Tổng hợp hoàn chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại, báo cáo Thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn kiểm tra trước khi trình Thường trực Ủy ban ký, ban hành.
– Đại diện Ủy ban và đoàn kiểm tra thông báo quyết định giải quyết khiếu nại đến người khiếu nại và tổ chức đảng có liên quan.
Giải quyết khiếu nại kỷ luật được quy định tại Quyết định 30/2016/QĐ-TW quy định về thẩm quyền và phạm vi giải quyết khiếu nại:
Thẩm quyền, nguyên tắc trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
– Ủy ban kiểm tra có thẩm quyền, nhiệm vụ giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng.
Khi nhận được khiếu nại kỷ luật đảng phải báo cho người khiếu nại biết; hướng dẫn người khiếu nại thực hiện đúng quy định của Đảng. Chậm nhất là 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương trở xuống; 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại (gửi trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện chuyển đến) phải xem xét, giải quyết, trả lời cho người khiếu nại. Nghiêm cấm các hành vi cản trở, dìm bỏ, không xem xét, giải quyết khiếu nại. Trường hợp hết thời hạn mà chưa giải quyết xong phải thông báo cho người khiếu nại biết.
– Đảng viên bị kỷ luật không đồng ý với quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật được khiếu nại lên các tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết cấp trên. Thời hạn khiếu nại trong vòng 30 ngày làm việc, tính từ ngày đảng viên vi phạm được tổ chức đảng có thẩm quyền công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (căn cứ biên bản công bố) đến ngày đảng viên bị kỷ luật gửi đơn khiếu nại trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện.
Không khiếu nại vượt cấp khi chưa giải quyết xong. Không gửi đơn khiếu nại đến nhiều cấp, đến các tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền giải quyết. Không khiếu nại hộ.
Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, đảng viên phải chấp hành nghiêm quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật.
Khi tổ chức đảng cấp trên tiến hành giải quyết khiếu nại, ủy ban kiểm tra phải nghiêm túc xem xét lại quyết định của mình và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại của tổ chức đảng cấp trên.
– Tổ chức đảng trực tiếp quản lý đảng viên khiếu nại phối hợp với ủy ban kiểm tra để giải quyết khiếu nại; giáo dục và tạo điều kiện để người khiếu nại thực hiện đầy đủ các yêu cầu của ủy ban kiểm tra; chấp hành nghiêm yêu cầu, kết luận hoặc quyết định giải quyết khiếu nại của ủy ban kiểm tra cấp trên.
Phạm vi giải quyết khiếu nại:
– Giải quyết khiếu nại về nội dung vi phạm, hình thức kỷ luật trong quyết định kỷ luật và về nguyên tắc, thủ tục, quy trình, thẩm quyền thi hành kỷ luật mà đảng viên bị kỷ luật có khiếu nại.
Trong quá trình giải quyết, nếu phát hiện đảng viên khiếu nại có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn tố cáo thì cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, quyết định.
– Ủy ban kiểm tra cấp trên giải quyết khiếu nại kỷ luật do tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp đã quyết định kỷ luật hoặc đã quyết định giải quyết khiếu nại.
– Đảng viên bị kỷ luật có khiếu nại chưa được giải quyết hoặc đang giải quyết đã qua đời thì tổ chức đảng vẫn phải xem xét, giải quyết; nếu thân nhân (cha, mẹ, vợ, hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột) đề nghị cho biết kết quả thì thông báo kết quả giải quyết khiếu nại bằng văn bản cho tổ chức đảng nơi cư trú và thân nhân người đó biết.