Nếu tài liệu, đồ vật là vật chứng, thì phải xem xét tịch thu nộp ngân sách Nhà nước (NSNN), tịch thu tiêu hủy hoặc trả lại cho chủ sở hữu. Do vậy, cần phải xác định rõ tài liệu, đồ vật nào là vật chứng, tài liệu, đồ vật nào không phải là vật chứng để có cơ sở xem xét, xử lý.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản về việc trả lại đồ vật, tài liệu là gì?
Mẫu biên bản trả lại đồ vật, tài liệu là biên bản ghi chép thông tin, nội dung trình tự việc trả lại đồ vật, tài liệu
Mẫu biên bản trả lại đồ vật, tài liệu là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép toàn bộ nội dung quá trình về việc trả lại đồ vật, tài liệu.
2. Biên bản về việc trả lại đồ vật, tài liệu là gì?
Tên biên bản: Biên bản trả lại đồ vật, tài liệu
Mẫu biên bản trả lại đồ vật, tài liệu được ban hành kèm theo thông tư 61/2017/TT-BCA của Bộ Công An
Nội dung cơ bản của mẫu biên bản trả lại đồ vật, tài liệu như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
BIÊN BẢN VỀ VIỆC TRẢ LẠI ĐỒ VẬT, TÀI LIỆU
Hồi………..giờ………..ngày …….tháng ……năm ……… tại ………….. Thi hành(1) …………. số:……………………… ngày ………tháng ……..năm ……….. của Cơ quan ……………….. đối với
Chúng tôi gồm:
Ông/bà: ………….. Điều tra viên thuộc Cơ quan
Ông/bà: ……….
Căn cứ khoản 3 Điều 106
Ông/bà:…………….. Giới tính: ………………………..
Tên gọi khác: …………………
Sinh ngày………….tháng………..năm………………tại: ……………………..
Quốc tịch:………………..; Dân tộc:……………………….; Tôn giáo:……
Nghề nghiệp: ……..
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ……………
cấp ngày…………tháng………..năm ……………………Nơi cấp: ………….
Nơi cư trú: ……….
Đồ vật, tài liệu được trả lại bao gồm (2):
……………
(1) Ghi rõ: Quyết định xử lý vật chứng hoặc Quyết định xử lý đồ vật, tài liệu;
(2) Ghi rõ tên, số lượng, tình trạng, đặc điểm đồ vật, tài liệu.
…………
Việc trả lại đồ vật, tài liệu kết thúc hồi …….. giờ …….. ngày ……… tháng ……….. năm
Biên bản này đã đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng, bên nhận đã nhận đủ tài sản và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
Biên bản này lập thành ba bản, một bản giao cho người nhận tài sản, đồ vật; hai bản đưa vào hồ sơ vụ án.
NGƯỜI NHẬN
(ký và ghi rõ họ tên)
NGƯỜI GIAO
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập biên bản về việc trả lại đồ vật, tài liệu:
– Tên biên bản: Biên bản về việc trả lại đồ vật, tài liệu
– Thời gian tiến hành trả đồ vật, tài liệu
– Thông tin cá nhân của bên trả lại đồ vật:
Tên, chức vụ, trực thuộc cơ quan?
– Tiến hành trả lại đồ vật, tài liệu thuộc vụ án nào?
– Những đồ vật, tài liệu được trả lại là gì?
– Thời gian kết thúc biên bản
– Hai bên ký tên vào biên bản
4. Quy định trả lại đồ vật, tài liệu:
Đối với việc xử lý vụ án mang tính hình sự, cơ quan điều tra phải tìm kiếm, thu thập và tạm giữ những vật chứng, chứng cứ liên quan đến vụ án. Bởi lẽ, vật chứng, chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm.
Vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh, có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản theo quy định của pháp luật.
Pháp luật hiện hành không quy định rõ về đồ vật, tài liệu trong vụ án được trả lại. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định về việc xử lý vật chứng trong vụ án mà đồ vật, tài liệu quy định nằm trong phần tài sản, vật chứng vì vậy sẽ được cơ quan có thẩm quyền trả lại như sau:
1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Việc trả lại tài sản phải được ghi vào trong biên bản và có chữ ký xác nhận của hai bên
6. Một số thủ tục pháp lý liên quan khác?
Trong giải quyết vụ án hình sự ngoài việc thu thập vật chứng, chứng cứ phạm tội còn phải thu thập và xử lý về tang vật.
Tang vật phạm tội được quy định trong tố tụng hình sự là vật làm chứng và cũng được xử lý như vật chứng
5. Thủ tục trả lại tài sản là tang vật:
Theo quy định tại Điều 36
– Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ trong trường hợp bản án, quyết định tuyên trả lại tài sản cho đương sự.
Trường hợp người được trả lại tiền, tài sản tạm giữ đồng thời là người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên xử lý tiền, tài sản đó để thi hành án
– Sau khi có quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ, Chấp hành viên thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản.
– Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà đương sự không đến nhận tiền thì Chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự.
– Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày được thông báo nhưng đương sự không đến nhận tài sản mà không có lý do chính đáng thì Chấp hành viên xử lý tài sản theo quy định tại các điều 98, 99 và 101
– Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước.
Đối với tài sản không bán được hoặc bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định tiêu huỷ và tổ chức tiêu huỷ tài sản theo quy định tại Điều 125 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.
Đối với giấy tờ liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự thì hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo nếu đương sự không đến nhận, Chấp hành viên làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan đã ban hành giấy tờ đó xử lý theo quy định.
Trường hợp tài sản trả lại là tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình bảo quản và đương sự từ chối nhận thì cơ quan thi hành án dân sự đề nghị Ngân hàng nhà nước đổi tiền mới có giá trị tương đương để trả cho đương sự.
Đối với tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được không do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự mà đương sự từ chối nhận thì cơ quan thi hành án dân sự giao cho Ngân hàng nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật.
Trên đây là bài viết tham khảo về mẫu biên bản về việc trả lại đồ vật, tài liệu và quy định về xử lý vật chứng là tài sản, tang vật, tài liệu mà công ty Luật Dương Gia xin gửi tới bạn đọc!