Biên bản nghiệm thu dây điện là một biên bản quan trọng, đảm bảo sự chính xác và hoạt động của hệ thống dây điện. Vậy, mẫu biên bản nghiệm thu dây điện được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Biên bản nghiệm thu dây điện là gì?
Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như sự phát triển kinh tế trong nước đã có những tiến bộ vượt bậc khi mà ngày càng có nhiều thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng nhiều, mạng lưới rộng khắp cả nước. Bất cứ đi đâu ra khỏi nhà là sẽ thấy ngay những công trình về nguồn điện lưới. Dây điện được coi là trung gian cầu nối giữa nơi cung cấp điện năng và những nơi sử dụng. Biên bản nghiệm thu dây điện có vai trò quan trọng để kiểm tra lại hệ thống dây điện trong các công trình, hạng mục.
Cho dù ở bất cứ nơi đâu, thành phố hay đồng quê, nông thôn hay thành thị, vùng núi hay hải đảo thì mạng lưới điện luôn là những điều cần thiết nhất. Ngày nay, rất khó để tìm được một lĩnh vực không có sự can thiệp của điện năng mà có thể vận hành được.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu dây điện:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
……. , ngày … tháng … năm …
BIÊN BẢN NGHIỆM THU DÂY ĐIỆN
1. Đối tượng nghiệm thu : Hệ thống dây điện …….
2. Thành phần tham gia nghiệm thu :
a. Đại diện Ban quản lý Dự án :
Họ tên :
Chức vụ :
b. Phía nhà thầu thi công xây dựng :
Người đại diện theo pháp luật :
Họ tên :
Chức vụ :
Người phụ trách thi công trực tiếp :
Họ tên :
Chức vụ :
3. Thời gian tiến hành nghiệm thu :
Bắt đầu : ……. Ngày …… tháng …… năm ……
Kết thúc : …… ngày ……. Tháng …… năm …….
Tại : ………….
4. Đánh giá hạng mục xây dựng :
Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu :
Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi được phê duyệt
Bản vẽ số : …..
Tiêu chuẩn , quy phạm xây dựng được áp dụng :
Các kết quả kiểm tra , thí nghiệm chất lượng vật liệu , thiết bị được đưa vào sử dụng :
Nhật ký thi công , giám sát và các văn bản khác có liên quan
Nội dung nghiệm thu
Kiểm tra lắp đặt các thiết bị phân phối điện
Yêu cầu chung trong việc lắp đặt :
Bảng hướng dẫn lắp đặt các vị trí nối điện :
Các phần được cắt ra để sửa chữa | Vị trí đặt nối điện |
Tủ thiết bị phân phối điện | ………. |
Các máy biến áp | ………. |
Các máy điện trên 1000V | Tại các đầu ra |
Kiểm tra cách thức lắp ráp các thiết bị điện :
…..
……
…..
Kiểm tra yêu cầu khi đấu nối :
……
…….
…….
Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với thiết kế được duyệt, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.
Các ý kiến khác nếu có
5. Kết luận :
Chấp nhận nghiệm thu hoàn thành dự án để đưa vào sử dụng
Yêu cầu sửa chữa , hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác ( nếu có )
Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về biên bản nghiệm thu này .
NHÀ THẦU GIÁM SÁT THI CÔNG
( Ký tên , đóng dấu )
KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
( Ký tên , đóng dấu )
3. Hướng đẫn soạn thảo biên bản nghiệm thu dây điện:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản nghiệm thu dây điện.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản nghiệm thu dây điện.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin đối tượng nghiệm thu.
+ Thông tin thành phần tham gia nghiệm thu.
+ Thời gian bắt đầu và kết thúc tiến hành nghiệm thu.
+ Đánh giá hạng mục xây dựng.
+ Kết luận.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký tên và đóng dấu của nhà thầu giám sát thi công.
+ Ký tên và đóng dấu của kỹ thuật thi công trực tiếp.
4. Quy định của pháp luật về thiết bị điện:
– Theo Điều 3
“1. Việc thiết kế, chế tạo thiết bị, xây dựng công trình điện lực phải thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng tại Việt Nam và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) An toàn về điện;
b) An toàn về xây dựng;
c) An toàn về công nghệ sử dụng nguồn năng lượng sơ cấp (thủy năng, than, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên và các dạng năng lượng khác);
d) An toàn về phòng, chống cháy nổ;
đ) Các quy định về bảo vệ môi trường.
2. Các thiết bị điện, dụng cụ điện mới sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải có chứng chỉ chất lượng hoặc có nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định khác có liên quan của pháp luật; phải có bản hướng dẫn sử dụng kèm theo về các thông số kỹ thuật, tính năng, tác dụng cũng như các điều khác cần lưu ý để hướng dẫn người sử dụng phòng tránh sự cố và tai nạn điện.”
Như vậy, việc thiết kế, chế tạo thiết bị hay xây dựng các công trình điện lực phải được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, quy định của Nhà nước hoặc của nước ngoài nhưng được cho phép tại Việt Nam, phải đảm bảo an toàn về điện; xây dựng; công nghệ sử dụng nguồn năng lượng sơ cấp như thủy năng, than,…; an toàn bề phòng chống cháy nổ và các quy định khác về bảo vệ môi trường.
– Theo Điều 4 Nghị định 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện: Các hành vi bị nghiêm cấm có nội dung như sau:
“1. Trộm cắp hoặc tháo gỡ dây néo, dây tiếp địa, trang thiết bị của lưới điện; trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ.
2. Sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác khi chưa được sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp.
3. Thả diều, vật bay gần công trình lưới điện cao áp có khả năng gây sự cố lưới điện.
4. Lắp đặt ăng ten thu phát sóng; dây phơi; giàn giáo; biển, hộp đèn quảng cáo và các vật dụng khác tại các vị trí mà khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào công trình lưới điện cao áp.
5. Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện.
6. Bắn chim đậu trên dây điện, trạm điện hoặc quăng, ném bất kỳ vật gì lên đường dây điện, trạm điện.
7. Đào đất gây lún sụt công trình lưới điện cao áp, trạm điện.
8. Đắp đất, xếp các loại vật liệu, thiết bị hoặc đổ phế thải vi phạm khoảng cách an toàn.
9. Sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc gia súc hoặc sử dụng vào mục đích khác.
10. Nổ mìn, mở mỏ; xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất hóa học có khả năng gây ăn mòn hoặc hư hỏng các bộ phận của công trình lưới điện.
11. Đốt nương rẫy, sử dụng các phương tiện thi công gây chấn động hoặc có khả năng làm hư hỏng, sự cố công trình lưới điện, trạm điện, nhà máy điện.
12. Điều khiển các phương tiện bay có khoảng cách đến bộ phận gần nhất của công trình lưới điện cao áp nhỏ hơn 100 m, trừ trường hợp phương tiện bay làm nhiệm vụ quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện được phép theo quy định.
13. Để cây đổ vào đường dây điện khi chặt tỉa cây hoặc lợi dụng việc bảo vệ, sửa chữa công trình lưới điện cao áp để chặt cây.
14. Các hành vi khác vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
– Theo Điều 5 Nghị định 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện: Yêu cầu chung về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện để sản xuất có nội dung như sau:
“1. Đối với các nhà máy điện, trạm điện, đường dây dẫn điện chuẩn bị vận hành khai thác
a) Chủ đầu tư phải có đầy đủ các tài liệu thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, các tài liệu hoàn công xây lắp và các tài liệu kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật về xây dựng bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành;
b) Chủ đầu tư các dự án nhà máy điện, trạm điện, đường dây dẫn điện phải thực hiện công tác thí nghiệm, hiệu chỉnh từng phần và toàn bộ hệ thống các trang thiết bị trong dây chuyền công nghệ phát điện, truyền tải và phân phối điện để bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các thông số quy định trong thiết kế đã được duyệt. Hồ sơ thí nghiệm, hiệu chỉnh phải được đưa vào biên bản nghiệm thu từng phần và toàn bộ dự án.
2. Trong khi vận hành đường dây dẫn điện trên không đi qua khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, không được cho đường dây mang tải vượt quá tiêu chuẩn, định mức theo quy định.
3. Có đầy đủ các tài liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn điện; các hướng dẫn như: Quy trình, nội quy và biện pháp tổ chức thực hiện các quy định về an toàn điện tại cơ quan, doanh nghiệp trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện hiện hành. Thiết lập hồ sơ, lý lịch, tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết bị điện và tổ chức quản lý theo quy định.
4. Tại các vị trí vận hành phải có đầy đủ các quy trình: Vận hành thiết bị, xử lý sự cố điện; sơ đồ lưới điện, nội quy phòng cháy, chữa cháy, sổ nhật ký vận hành, dụng cụ, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, biển cấm, biển báo và các dụng cụ, phương tiện khác theo quy định.
5. Bố trí người lao động làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
a) Được đào tạo về nghiệp vụ, kỹ thuật đúng yêu cầu ngành nghề;
b) Được huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện.
6. Sử dụng các thiết bị điện có chứng chỉ chất lượng hoặc nhãn mác đăng ký chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định pháp luật khác có liên quan.
7. Xây dựng, ban hành kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn sự cố, tai nạn. Trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn về điện, phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp cần thiết để cấp cứu người bị nạn, giảm nhẹ thiệt hại về người, tài sản; phải tổ chức điều tra xác định, phân tích nguyên nhân; kiểm điểm, xác định trách nhiệm.
8. Tổ chức hoặc tham gia tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về công tác an toàn điện.
9. Thực hiện việc thống kê, báo cáo về sự cố, tai nạn điện theo quy định.”