Để nắm bắt được số lượng hàng hóa này, các cơ sở có khoa Vi sinh hoặc bộ phận xét nghiệm Vi sinh phải tiến hành kiểm kê và lập biên bản kiểm kê để làm căn cứ chứng minh cho hoạt động của mình.
Mục lục bài viết
1. Biên bản kiểm kê thuốc thử, hóa chất là gì?
Biên bản kiểm kê thuốc thử hóa chất là văn bản ghi nhận sự kiện, kết quả kiểm kê số lượng thuốc thử/hóa chất do chủ thể có thẩm quyền thực hiện. Biên bản này được quy định tại Phụ lục II Thông tư 33/2016/TT-BYT quy định tổ chức và hoạt động xét nghiệm vi sinh trong bệnh viện.
Thông thường biên bản này được thực hiện do người trong Khoa vi sinh bệnh viện, theo đó, Khoa Vi sinh là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Vi sinh có chức năng thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm xác định nhiễm vi sinh vật gây bệnh bao gồm: vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng theo phân tuyến chuyên môn kĩ thuật và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác xét nghiệm vi sinh trong bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị.
Biên bản kiểm kê thuốc thử hóa chất dùng để ghi chép lại thành phần kiểm kê, kết quả kiểm kê, làm căn cứ để quản lý và đối chiếu ghi có những thắc mắc trong quá trình sử dụng thuốc thử/hóa chất.
2. Mẫu biên bản kiểm kê thuốc thử, hóa chất:
Bộ Y tế (Sở y tế):…………….
Bệnh viện:……………………
Tháng…..năm…..
MS:………….
Số:…………..
BIÊN BẢN KIỂM KÊ THUỐC THỬ, HÓA CHẤT
– Tổ kiểm kê gồm có:
1…Chức danh
2….Chức danh
3….Chức danh
4….Chức danh
5….Chức danh
– Đã kiểm kê tại:……………………………… từ ………..giờ………ngày…….tháng…….năm………đến ……..giờ……… ngày…….tháng…….năm………
– Kết quả như sau:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số TT | Tên Thuốc thử/ Hóa chất | Đơn vị | Số kiểm soát | Nước sản xuất | Hạn dùng | Số lượng | Hỏng vỡ | Đơn giá | Thành tiền | Ghi chú | |
Sổ sách | Thực tế | ||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Cộng khoản |
Ý kiến đề xuất: ………………….
THÀNH VIÊN
THƯ KÝ
Họ và tên:………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KIỂM KÊ
Họ và tên:……
3. Hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất mẫu biên bản kiểm kê thuốc thử, hóa chất:
Ở góc trên cùng bên phải của biên bản, người lập biên bản ghi tên Sở y tế (ví dụ: Sở Y tế tỉnh Quảng Nam), tên Bệnh viện (ví dụ: Bệnh viện Hoàng Nam).
Người lập biên bản ghi tháng năm, mã số, và số hiệu biên bản.
Người lập biên bản ghi rõ tên các thành viên của tổ kiểm kê theo thứ tự lần lượt từ tổ trưởng cho đến ủy viên gắn liền với chức danh của họ.
Kết quả kiểm kê được điện vào bảng trên theo thứ tự và mỗi nội dung phải cộng các khoản lại.
Cuối biên bản các thành viên trong tổ kiểm kế, thứ ký ký và ghi rõ họ tên.
4. Quy định về thuốc thử, hóa chất:
Qua quá trình tham khảo các văn bản pháp luật của Bộ Y tế về thuốc thử/hóa chất thì không có văn bản nào quy định cụ thể, quy định về quản lý thuốc thử, hóa chất được quy định thông qua nhiệm vụ của các chủ thể có thẩm quyền, như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng khoa vi sinh: “Lập kế hoạch, dự trù mua dụng cụ, máy móc, vật tư y tế tiêu hao, trang thiết bị, hóa chất, thuốc thử, sinh phẩm, môi trường để thực hiện nhiệm vụ được giao và yêu cầu phát triển khoa học kỹ thuật, chuyên môn của khoa.”
Nhiệm vụ và quyền hạn của kỹ thuật viên xét nghiệm trưởng:
“Kiểm kê, báo cáo định kỳ tình hình sử dụng hóa chất, thuốc thử, sinh phẩm, vật tư y tế tiêu hao.
Lập dự trù hóa chất, sinh phẩm, thuốc thử, vật tư tiêu hao sử dụng cho khoa, có sổ kiểm nhập thuốc thử, hóa chất, sinh phẩm, vật tư y tế tiêu hao theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý trang thiết bị theo quy định. Viết phiếu đề nghị sửa chữa dụng cụ hỏng.”
Nhiệm vụ, quyền hạn của kỷ thuật viên xét nghiệm:
“Pha chế các hóa chất, sinh phẩm, môi trường để xét nghiệm và thường xuyên kiểm tra các thuốc thử đúng tiêu chuẩn quy định.
Lĩnh, cấp phát và bảo quản các thuốc thử, hóa chất, sinh phẩm, dụng cụ theo sự phân công và theo đúng quy định. Phiếu lĩnh thuốc thử, hóa chất, sinh phẩm, vật tư y tế tiêu hao theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.”
Bảo quản và sử dụng hóa chất, thuốc thử, sinh phẩm:
– Thực hiện việc theo dõi, quản lý và sử dụng hóa chất, thuốc thử, sinh phẩm theo đúng quy định về quản lý sử dụng thuốc. Bảo quản các hóa chất nguy hiểm, độc, ăn mòn, cháy nổ theo quy định an toàn phòng xét nghiệm.
– Việc bảo quản hóa chất, thuốc thử, sinh phẩm phải đúng theo yêu cầu của nhà sản xuất để tránh sai số cho kết quả xét nghiệm.
Quy định về Thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn tại khoa:
“Xây dựng các quy định về việc bảo quản thuốc thử, hóa chất, sinh phẩm, bệnh phẩm; quy trình xử lý bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, xử lý xác súc vật thí nghiệm và khử khuẩn các dụng cụ bẩn trước khi chuyển cho khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.”
Quy định về an toàn phòng xét nghiệm:
“Nhân viên được tập huấn về xử lý sự cố phòng xét nghiệm: tràn đổ bệnh phẩm, hóa chất, sinh phẩm, thuốc thử trong quá trình vận chuyển và học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng để phòng tránh và xử trí cấp cứu ban đầu khi gặp trường hợp không may bị bỏng kiềm, bỏng axít, bỏng nhiệt, ngộ độc, điện giật, cháy, nổ.”
Nhiệm vụ của Khoa vi sinh:
– Xây dựng và thực hiện các quy trình kỹ thuật xét nghiệm vi sinh để đáp ứng yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch của bệnh viện và của ngành y tế khi có yêu cầu.
– Phối hợp chặt chẽ với khoa lâm sàng, khoa cận lâm sàng khác và khoa kiểm soát nhiễm khuẩn để nâng cao chất lượng xét nghiệm; tham gia hội chẩn, bình bệnh án, tư vấn về sử dụng kháng sinh.
– Tham gia theo dõi, giám sát, tổng hợp, đánh giá, báo cáo về vấn đề vi sinh vật kháng thuốc và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
– Lập kế hoạch, dự trù mua dụng cụ, trang thiết bị xét nghiệm, hóa chất, thuốc thử và các sinh phẩm để phục vụ công tác xét nghiệm. Dự trù và trang bị cơ số thuốc, dụng cụ cấp cứu và phương tiện chống tràn đổ.
– Theo dõi, bảo quản và lập kế hoạch định kì bảo trì, bảo dưỡng, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh trang thiết bị; định kỳ kiểm tra chất lượng xét nghiệm, cập nhật các quy trình kĩ thuật xét nghiệm để bảo đảm các kết quả xét nghiệm chính xác, tin cậy.
– Theo dõi, quản lý, thực hành xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm: thực hiện theo dõi, quản lý, bảo quản thuốc thử, hóa chất độc, các bệnh phẩm, các chủng vi sinh vật theo đúng yêu cầu kỹ thuật; thực hiện công tác khử khuẩn, xử lý các chất thải bảo đảm an toàn, chống lây nhiễm.
– Tập huấn, đào tạo liên tục, tập huấn cho cán bộ y tế về cách lấy, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm, thực hiện các quy trình kỹ thuật vi sinh, quản lý chất lượng xét nghiệm, an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm, các kỹ thuật vi sinh cơ bản và nâng cao tại đơn vị và các cơ sở y tế tuyến dưới.
– Tham gia nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến theo chức năng, nhiệm vụ được giao, hợp tác quốc tế về các vấn đề liên quan đến xác định vi sinh vật gây bệnh và vi sinh vật kháng thuốc.
– Tham gia phòng, chống dịch bệnh theo sự phân công của lãnh đạo bệnh viện, của ngành y tế và của địa phương khi được yêu cầu.
– Tham mưu, báo cáo cho giám đốc bệnh viện về lĩnh vực được phân công và các vấn đề liên quan.
Các hoạt động chính của khoa vi sinh:
– Hoạt động lấy, bảo quản, vận chuyển và nhận bệnh phẩm của Khoa vi sinh
+ Thực hiện xây dựng quy trình và hướng dẫn lấy, bảo quản, vận chuyển, nhận bệnh phẩm cấp cứu và thường quy đúng quy cách cho các khoa lâm sàng trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt.
+ Tổ chức tiếp nhận bệnh phẩm do điều dưỡng, bác sỹ khoa lâm sàng lấy, bảo quản bệnh phẩm theo đúng quy trình đã phê duyệt. Bệnh phẩm phải kèm theo phiếu yêu cầu xét nghiệm có ghi đủ các mục quy định và có chữ ký của bác sĩ điều trị. Việc vận chuyển bệnh phẩm cần được bảo đảm an toàn sinh học.
Bệnh phẩm nghi ngờ có nguy cơ lây nhiễm phải thực hiện theo quy định tại Thông tư số 43/2011/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định chế độ quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm;
Trường hợp xét nghiệm có yêu cầu đặc biệt về bệnh phẩm, khoa/phòng lâm sàng cần hội chẩn với khoa vi sinh để lấy bệnh phẩm.
– Thực hiện các kỹ thuật và trả kết quả xét nghiệm vi sinh
+ Tiến hành làm các xét nghiệm theo đúng quy trình kỹ thuật, ưu tiên các xét nghiệm trong trường hợp cấp cứu và tính đặc thù của xét nghiệm cần được làm kịp thời.
Thực hiện kỹ thuật bảo đảm độ chính xác, tin cậy. Có sổ theo dõi tiến trình nuôi cấy, phân lập vi khuẩn theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
Kết quả xét nghiệm phải được ghi rõ ràng, đầy đủ vào phiếu xét nghiệm và Sổ theo dõi xét nghiệm vi sinh quy định theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
Các kỹ thuật xét nghiệm vi sinh cơ bản thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Trước khi trả kết quả xét nghiệm, Trưởng khoa hoặc cán bộ được phân công kiểm tra lại kết quả xét nghiệm và ký kết quả xét nghiệm. Trong trường hợp kết quả bất thường hoặc nghi ngờ phải báo cáo ngay cho kỹ thuật viên trưởng hoặc Trưởng khoa để đối chiếu với lâm sàng, khi cần phải xét nghiệm lại.
+ Trả kết quả xét nghiệm đầy đủ, đúng thời gian quy định. Sổ trả kết quả xét nghiệm vi sinh theo mẫu Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Mẫu bệnh phẩm sau khi làm xét nghiệm được lưu và hủy theo quy định của từng loại bệnh phẩm.
+ Kết quả xét nghiệm trong trường hợp cấp cứu do điều dưỡng khoa lâm sàng trực tiếp đến lấy tại khoa Vi sinh hoặc bộ phận xét nghiệm vi sinh.
+ Thực hiện việc thường trực theo sự phân công.