Đối với trường hợp khẩn cấp, tình trạng tội phạm ngày càng gia tăng, diễn biến vụ án diễn ra phức tạp, phải phải sử dụng nhiều biện pháp tác nghiệp, trong đó có việc khám xét chỗ ở. Dưới đây, cúng tôi xin gửi tới bạn đọc mẫu biên bản khám xét!
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản khám xét là gì?
Mẫu biên bản khám là biên bản nêu rõ thông tin thời gian khám xét, thành phần tham gia, đối tượng khám xét
Mẫu biên bản về việc khám xét là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc khám xét
2. Biên bản khám xét:
Tên biên bản: Biên bản khám xét
Nội dung cơ bản của mẫu biên bản về việc khám xét như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
BIÊN BẢN KHÁM XÉT
Hồi………..giờ………..ngày ….tháng …..năm …….. tại ……..
Tôi:………..Điều tra viên thuộc Cơ quan chủ trì thi hành Lệnh khám xét,
cùng với ông/bà: ………
Ông/bà: ….đại diện chính quyền/cơ quan/tổ chức chứng kiến.
Ông/bà: ….. là người chứng kiến.
Ông/bà (1): …..
Ông/bà: ……
Căn cứ các điều 178, 192, 193, 194 và 195
Thi hành Lệnh khám xét ……….. số: ………..ngày ………tháng …….năm ……..
của Cơ quan ………..về việc (2):…………..đối với:
Họ tên: ……….. Giới tính:…………
Tên gọi khác: ……….
Sinh ngày………….tháng………..năm………..tại: ……..
Quốc tịch:……; Dân tộc:…….; Tôn giáo: …….
Nghề nghiệp: ……
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ……
cấp ngày…………tháng………..năm ……Nơi cấp: ……….
Nơi cư trú: …..
Tôi đã đọc Lệnh khám xét, giải thích cho những người có tên trên nghe. Những người có tên trên đã chứng kiến việc khám xét. Khi tiến hành khám xét, chúng tôi đã tạm giữ những đồ vật, tài liệu sau đây có liên quan đến vụ án (3):……..
Ngoài những đồ vật, tài liệu trên, chúng tôi không thu giữ đồ vật, tài liệu nào khác.
Ông/bà: ……..
đã kiểm tra lại đồ vật, tài sản thấy không bị hư hỏng, mất mát gì.
Việc khám xét kết thúc hồi ……….. giờ ……… ngày ………..tháng ………năm …..
Biên bản này đã đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
Biên bản này được lập thành bốn bản, một bản giao cho ông/bà…………..; một bản gửi cho Viện kiểm sát ……….một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ; một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
NGƯỜI BỊ KHÁM XÉT
(Nếu có)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
ĐẠI DIỆN GIA ĐÌNH
(Nếu có)
ĐIỀU TRA VIÊN
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
(Đại diện cơ quan/tổ chức)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(1) Ghi rõ họ tên, chỗ ở của người từ đủ 18 tuổi trở lên;
(2) Khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện; Khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử (khoản 1, 2 Điều 192 BLTTHS);
(3) Ghi rõ tên, số lượng, tình trạng, đặc điểm của đồ vật, tài liệu và nơi phát hiện; nếu là giấy tờ, tài liệu phải yêu cầu người bị khám xét hoặc đại diện gia đình ký tên xác nhận vào từng trang; nếu là đồ vật, tài liệu cần niêm phong thì phải niêm phong tại chỗ và ghi vào biên bản; nếu là phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử không thể thu giữ được thì sao lưu vào phương tiện lưu trữ và thu giữ như đối với vật chứng; nếu tạm giữ nhiều đồ vật, tài liệu thì dùng bản thống kê các đồ vật, tài liệu khám thấy; nếu không thu giữ đồ vật, tài liệu gì thì phải ghi rõ vào biên bản.
3. Hướng dẫn viết mẫu biên bản khám xét:
– Tên biên bản: Biên bản khám xét
– Biên bản được lập vào hồi…giờ…ngày…tháng… năm.. với sự chứng kiến của ông…bà…. đại diện cho chính quyền địa phương
– Thi hành lệnh khám xét vào hồi.. giờ… ngày… tháng… đối với:
+ Họ tên, năm sinh
+ Quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp
+ CMND/CCCD
+ Nơi cư trú
– Lệnh khám xét kết thúc vào hồi… giờ… ngày… tháng… năm
4. Trình tự thủ tục khám xét chỗ ở:
Trình tự thủ tục khám xét chỗ ở
Căn cứ vào điều 195
Điều 195. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện
1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.
Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
2. Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.
3. Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng kiến.
4. Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện và người chứng kiến. Trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai người chứng kiến.
Khi khám xét phương tiện có thể mời người có chuyên môn liên quan đến phương tiện tham gia.
5. Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.
Như vậy, khi bắt đầu khám chỗ ở, người khám xét phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.
– Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.
– Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp, không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
– Khi tiến hành khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.
Dẫn chiếu theo các điều khoản trên, khi có đủ các căn cứ theo quy định theo Bộ luật tố tụng hình sự nêu trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung và
Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.
5. Các trường hợp được khám xét:
Các trường hợp công an được khám xét chỗ ở
Theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về việc khám xét chỗ ở chỉ được thực hiện trong trường hợp sau:
Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử
– Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
– Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử”
Dẫn chiếu theo Điều 192 BLTTHS 2015 ta thấy, việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.
Như vậy, khi tiến hành khám xét cần dựa trên những căn cứ theo quy định, có cơ sở, đảm bảo những căn cứ đó là khách quan, đồng thời phải có sự kiểm tra những căn cứ đó trước khi dựa trên căn cứ đó tiến hành hoạt động khám xét
Trên đây là bài viết tham khảo về mẫu biên bản khám xét và trình tự thủ tục khám xét chỗ ở hiện nay!