Đề tài khoa học và công nghệ có tầm quan trọng đối với sự phát triển của ngành giáo dục và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo;...Khi muốn nghiên cứu về một đề tài khoa học công nghệ cấp bộ thì trước đó phải được hội đồng tư vấn họp xác định đề tài.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH & CN cấp bộ là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH & CN cấp bộ mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH & CN cấp bộ mới nhất:
- 4 4. Một số quy định về tư vấn xác định đề tài KH & CN cấp bộ:
1. Mẫu biên bản họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH & CN cấp bộ là gì?
Mẫu biên bản họp hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc họp hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ. Mẫu biên bản nêu rõ nội dung cuộc họp… Mẫu được ban hành theo Thông tư 11/2016/TT-BGDĐT.
Mẫu biên bản họp hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ được lập nên để ghi chép lại các thông tin về việc họp hội đông tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ.
2. Mẫu biên bản họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH & CN cấp bộ mới nhất:
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÁC ĐỊNH
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP BỘ
——-
Số: …
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày…tháng…năm..
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÁC ĐỊNH
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1.Tên đề tài: …
2.Quyết định thành lập Hội đồng:
3.Ngày họp: …
4.Địa điểm: …
5.Thành viên Hội đồng: Tổng số: …; Có mặt: …; Vắng mặt: …
6.Khách mời dự:…
7.Kết quả bỏ phiếu đánh giá: ….
– Số phiếu đánh giá ở mức “Thực hiện”: …
– Đánh giá chung: Thực hiện –
Số phiếu đánh giá ở mức “Không thực hiện”:
Không thực hiện –
Ghi chú: Đánh giá chung ở mức “Thực hiện” nếu trên 2/3 thành viên có mặt của Hội đồng đề nghị “Thực hiện”.
8.Kết luận của Hội đồng:
8.1.Đề nghị thực hiện hoặc đề nghị không thực hiện:
Lý do đề nghị không thực hiện:
8.2.Dự kiến đề tài đưa ra tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài:
Tên đề tài:
Định hướng mục tiêu:
Sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm:
Chủ tịch Hội đồng
(ký, họ tên)
Thư ký
(ký, họ tên)
XÁC NHẬN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH & CN cấp bộ mới nhất:
– Quốc hiệu tiêu ngữ;
– Tên biên bản;
– Phần thông tin chung:
+ Tên đề tài: …
+ Quyết định thành lập Hội đồng số:
+ Địa điểm họp:
+ Thời gian họp: … ngày … tháng … năm …
Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên
Vắng mặt: … người (ghi rõ họ tên thành viên vắng mặt)
+ Khách mời tham dự họp Hội đồng:
– Nội dung làm việc của Hội đồng
– Kết quả đánh giá
4. Một số quy định về tư vấn xác định đề tài KH & CN cấp bộ:
Thông tư 11/2016/TT-BGDĐT quy đinh về hội đồng tư vấn xác định đề tài như sau:
Căn cứ theo Điều 13 quy định Hội đồng tư vấn xác định đề tài cấp bộ:
1. Hội đồng tư vấn xác định đề tài cấp bộ (sau đây gọi là Hội đồng xác định) có 7, 9 hoặc 11 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch, 01 thư ký và các ủy viên. Thành viên Hội đồng xác định là các chuyên gia có uy tín, khách quan, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và am hiểu sâu về lĩnh vực khoa học và công nghệ của đề tài.
2. Phương thức làm việc của Hội đồng xác định:
– Hội đồng chỉ họp khi có mặt chủ tịch, thư ký và ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng.
– Chủ tịch Hội đồng trực tiếp chủ trì cuộc họp.
– Tài liệu cuộc họp gửi cho các thành viên Hội đồng ít nhất 03 ngày trước khi họp. Tất cả các thành viên Hội đồng chuẩn bị ý kiến nhận xét và đánh giá đề xuất đề tài theo Mẫu 2 Phụ lục I.
3. Ý kiến đánh giá của Hội đồng xác định
– Các thành viên Hội đồng đánh giá đề xuất theo Phiếu đánh giá đề xuất đề tài (Mẫu 3 Phụ lục I). Ý kiến bằng văn bản của thành viên Hội đồng vắng mặt chỉ có ý nghĩa tham khảo.
– Đề xuất đề tài được xếp loại “đề nghị thực hiện” nếu tất cả các nội dung trong Phiếu đánh giá đều ở mức “đạt yêu cầu”. Đề xuất đề tài được xếp loại “đề nghị không thực hiện” khi một trong các nội dung trong Phiếu đánh giá ở mức “không đạt yêu cầu”. Đề xuất đề tài được ghi vào biên bản kết luận của Hội đồng “đề nghị thực hiện” khi có từ 2/3 số phiếu đánh giá của các thành viên Hội đồng có mặt xếp loại “đề nghị thực hiện”.
– Hội đồng bầu ban kiểm phiếu gồm 3 thành viên, trong đó có 01 trưởng ban. Ban kiểm phiếu tổng hợp kết quả đánh giá theo Mẫu 4 Phụ lục I và công bố kết quả kiểm phiếu tại cuộc họp của Hội đồng. Kết quả đánh giá đề xuất đề tài được ghi vào biên bản họp Hội đồng xác định (Mẫu 5 Phụ lục I).
– Đối với đề xuất đề tài được “đề nghị thực hiện”, Hội đồng xác định thống nhất về: tên, định hướng mục tiêu, sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm, dự kiến kinh phí của đề tài.
– Đối với đề xuất đề tài được “đề nghị không thực hiện”, Hội đồng thống nhất ý kiến đánh giá về lý do không đề nghị thực hiện.
4. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng xác định.
Trách nhiệm của thành viên Hội đồng xác định thực hiện theo quy định tại Điều 35 của
Ngoài việc họp hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ thì Theo Thông tư 11/2016/TT-BGDĐT còn quy định về tuyển chọn tổ chức cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ:
Căn cứ theo Điều 14 quy định Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ:
1. Các tổ chức, cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn tại Điều 4 và Điều 7 của Quy định này có thể đăng ký tham gia tuyển chọn chủ trì đề tài cấp bộ.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao Thủ trưởng tổ chức được giao đề tài cấp bộ thành lập Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ và tổ chức tuyển chọn.
3. Kết quả tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Căn cứ theo Điều 15 quy định Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ:
1. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ (sau đây gọi tắt là hồ sơ đăng ký tuyển chọn) bao gồm:
– Thuyết minh đề tài (Mẫu 6 Phụ lục I)
– Tiềm lực khoa học của tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ (Mẫu 7 Phụ lục I).
– Xác nhận của tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện đề tài.
2. Hồ sơ đăng ký tuyển chọn phải được niêm phong và ghi rõ bên ngoài: tên đề tài; tên, địa chỉ của tổ chức chủ trì đề tài; họ và tên của chủ nhiệm đề tài, danh mục tài liệu có trong hồ sơ.
Căn cứ theo Điều 16 quy định tiêu chí tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ
Tiêu chí tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ bao gồm:
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài: mức độ đầy đủ, hợp lý trong việc đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước; thành công và hạn chế của công trình nghiên cứu liên quan; mức độ cập nhật thông tin mới nhất về lĩnh vực nghiên cứu.
2. Tính cấp thiết của đề tài: tính khoa học, cụ thể, rõ ràng của việc luận giải về tính cấp thiết đối với vấn đề nghiên cứu của đề tài.
3. Mục tiêu của đề tài: mức độ cụ thể, rõ ràng về mặt khoa học, lý luận và thực tiễn của mục tiêu cần đạt được.
4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu: cách tiếp cận cụ thể của đề tài; độ tin cậy, tính hợp lý của các phương pháp nghiên cứu để thực hiện đề tài.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: sự phù hợp, rõ ràng của đối tượng, phạm vi nghiên cứu với mục tiêu, nội dung nghiên cứu.
6. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện: tính đầy đủ của những nội dung, công việc chính cần phải tiến hành, sự phù hợp của nội dung nghiên cứu với mục tiêu của đề tài, sự phù hợp của tiến độ thực hiện với nội dung nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài.
7. Sản phẩm: tính rõ ràng, tính mới và sáng tạo của loại hình sản phẩm nghiên cứu dự kiến đạt được; sự phù hợp của sản phẩm với mục tiêu, nội dung nghiên cứu.
8. Gắn kết với hoạt động đào tạo sau đại học và đại học: số lượng nghiên cứu sinh, học viên cao học tham gia nghiên cứu, kết quả đào tạo sau đại học và đại học.
9. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu.
10. Dự toán kinh phí: sự phù hợp của dự toán kinh phí với quy định tài chính hiện hành, với nội dung, tiến độ nghiên cứu,
11. Năng lực của chủ nhiệm đề tài: kinh nghiệm, thành tích trong nghiên cứu khoa học và đào tạo; năng lực tổ chức quản lý, thực hiện đề tài.
12. Thành viên tham gia nghiên cứu: kinh nghiệm, thành tích trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Số lượng thành viên tham gia nghiên cứu tối thiểu 3 người, tối đa 10 người và có ít nhất một thành viên là học viên sau đại học.
13. Tiềm lực khoa học và công nghệ của tổ chức chủ trì đề tài: nguồn nhân lực, trang thiết bị, phòng thí nghiệm và cơ sở vật chất khác để thực hiện đề tài.