Trong công tác dạy học, bên cạnh sách giáo khoa, trường lớp, sân bãi… thầy trò còn phải dùng đến loại phương tiện được gọi học cụ, giáo cụ trực quan, đồ dùng dạy học, thiết bị giáo dục. Ngày nay thuật ngữ thiết bị dạy học được coi là đại diện cho các tên gọi trên.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản kiểm kê vật tư thiết bị dạy học là gì?
Mẫu biên bản kiểm kê vật tư thiết bị dạy học là biên bản ghi chép lại thông tin chi tiết và nội dung kiểm kê thiết bị dạy học
Mẫu biên bản kiểm kê vật tư thiết bị dạy học là mẫu dùng để kiểm kê, đánh giá chất lượng thiết bị dạy học của nhà trường xem có mất mát, hư hỏng gì không
2. Biên bản kiểm kê vật tư thiết bị dạy học:
Tên biên bản: Biên bản kiểm kê vật tư thiết bị dạy học
Mẫu biên bản kiểm kê vật tư thiết bị dạy học
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày …. tháng …. năm……
BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ THIẾT BỊ DẠY HỌC
Vào hồi …. giờ …. ngày …. tháng …. năm tại ……… tổ kiểm kê tài sản vật tư thiết bị dạy học được thành lập theo Quyết định số:………../QĐ-…..ngày tháng…năm….của Hiệu trưởng …….. đã tiến hành kiểm kê kho ……. từ ngày … đến ngày … tháng …. năm … .
I. NHỮNG CÔNG VIỆC ĐÃ TIẾN HÀNH:
– Kiểm kê, đánh giá chất lượng thiết bị dạy học trong kho ……. do ông (bà) ……… phụ trách (quản lý).
– Đối chiếu số lượng và chất lượng của các thiết bị so với đầu năm học và hóa đơn xuất, nhập thiết bị.
II. KẾT QUẢ KIỂM TRA.
– Số lượng và chất lượng (tỉ lệ%) thiết đã được kiểm kê có phụ lục kèm theo.
– Tổng số loại thiết bị được kiểm tra: ………..
– Số thiết bị bị mất mát, hư hỏng so với kì kiểm kê liềm kề: ………
– Tổng số loại thiết bị Không còn sử dụng được cần thanh lý: …….
III. NHẬN XÉT.
– Công tác bảo quản: ………..
– Hiệu quả sử dụng ………….
– Nhận xét khác: ………….
IV. CÁC ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
…………
HIỆU TRƯỞNG TỔ KIỂM KÊ NGƯỜI PHỤ TRÁCH KHO
Phụ lục kèm theo biên bản:
MẪU BIỂU KÈM THEO BIÊN BẢN KIỂM KÊ
STT | Tên thiết bị | Đầu năm (hoặc kì kiểm kê liền kề) | Kết quả kiểm kê | ||
Số lượng | Chất lượng | Số lượng | Chất lượng | ||
3. Hướng dẫn lập biên bản kiểm kê thiết bị dạy học:
– Viết tên biên bản: Biên bản kiểm kê vật tư thiết bị dạy học
– Thời gian, thời điểm lập viên bản: từ ngày…đến ngày….
– Những công việc tiến hành khi kiểm tra:
+ Kiểm tra, đánh giá
+ Đối chiếu chất lượng và số lượng với đầu năm
– Kết quả kiểm tra
+ Số lượng và chất lượng (tỉ lệ%) thiết đã được kiểm kê có phụ lục kèm theo.
+ Tổng số loại thiết bị được kiểm tra
+ Số thiết bị bị mất mát, hư hỏng so với kì kiểm kê liềm kề
+Tổng số loại thiết bị Không còn sử dụng được cần thanh lý
– Đưa ra nhận xét:
+ Công tác bảo quản
+ Hiệu quả sử dụng
+ Nhận xét khác
– Đề xuất, kiến nghị
4. Quy trình kiểm kê thiết bị dạy học:
Trình tự thủ tục kiểm kê tài sản được tiến hành theo một số bước như sau
Bước 1: Thành lập Hội đồng kiểm kê tài sản của đơn vị
Thành phần Hội đồng kiểm kê tài sản của đơn vị bao gồm:
+ Hiệu trưởng trường học
+ Phó hiệu trưởng
+ Trưởng các bộ phận trực tiếp sử dụng tài sản;
+ Trưởng phòng quản lý tài sản;
+ Kế toán trưởng, kế toán tài sản (hoặc kế toán kho, thủ kho nếu kiểm kê kho vật liệu…);
+ Một số uỷ viên khác (nếu cần), tuỳ theo khối lượng và tính chất của đợt kiểm kê đó.
Bước 2: Tiến hành kiểm kê tại các đơn vị trực thuộc
Hội đồng kiểm kê thiết bị của trường học, bộ phận trực tiếp sử dụng tài sản tiến hành kiểm kê thiết bị của trường học vào thời điểm kết thúc năm học hoặc thời điểm cụ thể nhằm phục vụ cho mục đích nhất định và hoặc theo quy định hiện hành của nhà nước.
Việc kiểm kê phải dựa trên số lượng tài sản thực tế hiện còn lưu giữ, sử dụng hoặc nhận giữ – gửi trông giữ hộ tránh việc kiểm kê những tài sản không thuộc sở hữu của doanh nghiệp như tài sản cá nhân, tài sản do bên ngoài gửi trông giữ tạm thời.
Bước 3: Tổng hợp số liệu
Căn cứ kết quả kiểm kê tài sản thực tế tại đơn vị, Hội đồng kiểm kê tài sản tổng hợp, xử lý số liệu kiểm kê, đối chiếu giữa bộ phân quản lý, bộ phận sử dụng và kế toán theo bảng biểu phù hợp với dặc điểm tài sản, mục đích kiểm kê nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu để đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản nội bộ gồm:
– Thiết bị thừa, thiếu;
– Chênh lệch số lượng, giá trị giữa sổ sách và thực tế:
Thiết bị cần sửa chữa, nâng cấp, điều chuyển nội bộ…
– Tài sản cần thanh lý: do hư hỏng, chi phí sửa chữa lớn, tiêu hao nhiều nhiên liệu, năng lượng, không hiệu quả …
Bước 4: Xử lý số liệu, lập Báo cáo kết quả kiểm kê
– Đánh giá tình hình quản lý thiết bị trong tổ chức nói chung;
– Số liệu chênh lệch giữa kiểm kê thực tế và số liệu theo dõi của các bộ phận: nguyên nhân, lý do, biện pháp khắc phục;
– Lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, bảo trì, điều chuyển: trên cơ sở nguyên nhân cụ thể do bộ phận trực tiếp sử dụng thiết bị báo cáo.
– Thống kê, phân loại thiết bị đề nghị thanh lý: trên cơ sở nguyên nhân cụ thể do bộ phận trực tiếp sử dụng tài sản báo cáo.
– Kiến nghị:
+ Nhận định chế độ quản lý thiết bị nội bộ;
+ Chế độ luân chuyển, lưu giữ hồ sơ giữa các bộ phận;
+ Chế độ bảo trì, bảo hành, sửa chữa thiết bị;
+ Thực hiện kiến nghị của kỳ kiểm kê trước;
+ Kiến nghị xử lý chênh lệch số liệu;
+ Giao trách nhiệm thực hiện, khắc phục
+ Khác
Bước 5:
+ Báo cáo chủ sở hữu tài sản về kết quả kiểm kê
+ Chuyển báo cáo, kết quả điều hành của chủ sở hữu thiết bị đến các bộ phận liên quan
5. Danh mục các thiết bị được dùng trong cơ sở giáo dục:
Theo đó, Điều 4 Thông tư 16/2019/TT-BGDĐT đã đưa ra danh mục các thiết bị được dùng trong các cơ sở giáo dục
– Thiết bị có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
– Thiết bị không có trong danh mục thiết bị dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm:
– Thiết bị, đồ dùng nhà ăn, nhà bếp, khu ở nội trú phục vụ cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ và học sinh;
– Thiết bị phục vụ cho công tác thi và tuyển sinh, đánh giá, kiểm định chất lượng;
– Máy tính, phương tiện kết nối mạng máy tính, các phần mềm hỗ trợ cho dạy, học và nghiên cứu khoa học, các thiết bị nghe nhìn, hệ thống bàn, ghế, bảng, tủ/giá, kệ được lắp đặt trong các phòng học và các phòng chức năng bao gồm: phòng họp, phòng sinh hoạt tổ chuyên môn, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng khoa học – công nghệ, phòng tin học, phòng ngoại ngữ, phòng bộ môn, thư viện, phòng đa chức năng, phòng hoạt động đoàn đội, phòng truyền thống, phòng y tế, phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập, phòng tư vấn học sinh và nhà đa năng;
– Thiết bị vệ sinh trong khu vệ sinh của học sinh;
– Thiết bị phục vụ cho công tác y tế trường học;
– Thiết bị, dụng cụ hoạt động thể dục thể thao trường học;
– Thiết bị phục vụ cho các trường chuyên biệt;
– Thiết bị khác phục vụ cho các hoạt động dạy và học.
Cùng với đó, Thông tư 16 cũng đưa ra định mức sử dụng thiết bị trong các cơ sở giáo dục như sau:
+ Đối với thiết bị có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: Căn cứ quy mô học sinh, số lớp và các quy định trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xác định số lượng, đảm bảo đủ thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học, giáo dục và chăm sóc trẻ trong các cơ sở giáo dục.
+ Đối với thiết bị không có trong danh mục thiết bị dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần căn cứ theo các nguyên tắc sau:
– Phù hợp với nội dung chương trình và các hoạt động giáo dục;
– Theo định hướng phát triển của cơ sở giáo dục để đạt được các mức độ đạt chuẩn về cơ sở vật chất và thiết bị trong từng giai đoạn;
– Quy mô học sinh, số lớp;
– Đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học;
– Nhu cầu sử dụng thực tế;
– Điều kiện về cơ sở vật chất để lắp đặt, bảo quản và khai thác sử dụng thiết bị.
6. Phân loại thiết bị dạy học:
TBDH trong nhà trường hiện nay hết sức phong phú và đa dạng về chủng loại; do vậy việc phân loại TBDH cũng có nhiều cách khác nhau:
Phân loại theo cách sử dụng:
Thiết bị dùng trực tiếp để dạy học như: bảng, phấn, các thiết bị nghe nhìn video, máy chiếu, thiết bị đa phương tiện, máy vi tính…
Thiết bị dùng để chuẩn bị và điều khiển lớp học gồm: các thiết bị hỗ trợ, thiết bị ghi chép và các thiết bị khác.
Phân loại theo góc độ xuất xứ:
TBDH được làm theo phương pháp công nghệ: thiết bị sản xuất theo yêu cầu của giáo dục, chiếm tỉ lệ rất lớn trong số lượng TBDH của nhà trường như các bộ thí nghiệm đồng bộ, bản đồ, tranh ảnh, mô hình, dụng cụ máy móc, bộ đồ dùng thí nghiệm…, có tính kỹ thuật cao, có giá trị sử dụng lâu dài.
TBDH được làm theo phương pháp thủ công: là loại TBDH do giáo viên tự làm, độ chính xác không cao, không có độ bền.
Phân loại dựa theo mức độ phức tạp trong chế tạo:
Loại chế tạo không phức tạp: loại này thường thầy cô giáo tự nghiên cứu thiết kế, tự làm phục vụ cho bài dạy của môn học, giá thành chế tạo không quá cao; có thể dễ dàng cải tiến, tuổi thọ sử dụng thường ngắn.
Loại chế tạo phức tạp: thường được thiết kế và tạo ra bởi một nhóm người; sản phẩm làm ra cần nhiều thời gian và được dùng phổ biến cho thầy cô giáo có kèm theo các tài liệu hướng dẫn cho thầy và trò; giá thành chế tạo tương đối cao, thường là sản phẩm hoàn hảo, có tuổi thọ sử dụng cao .
Phân loại theo sự tác động lên các giác quan:
Các thiết bị nghe: là các thiết bị dụng để thực hiện các chương trình truyền thanh, người học được lĩnh hội các kiến thức, nội dung cần thiết, chỉ có được nhờ vào việc lắng nghe sự truyền thanh lại từ các thiết bị này.
Các thiết bị nhìn: là các thiết bị mà qua đó người học lĩnh hội được các kiến thức nhờ vào sự quan sát các hình ảnh trên thiết bị, được sử dụng khi giáo viên cần phải giới thiệu các hiện tượng, các quá trình không thể quan sát được trong lớp học hoặc các quá trình diễn ra quá chậm hay quá nhanh