Việc họp chi hội phụ nữ là cần thiết để thông qua cuộc họp các thành viên nêu ra ý kiến của mình và bầu ra chi hội trưởng khóa mới. Mẫu biên bản họp chi hội phụ nữ được sử dụng trong các cuộc họp. Vậy, mẫu biên bản họp chi hội phụ nữ được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Biên bản họp chi hội phụ nữ là gì?
Vai trò của phụ nữ trong đời sống xã hội là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, do truyền thống trọng nam khinh nữ xuất hiện ở đất nước ta từ nhiều đời nay đã khiến cho vị trí của người phụ nữ ở nhiều khu vực bị coi nhẹ và hạ thấp so với đàn ông. Việc họp chi hội phụ nữ là một trong những hình thức để đảm bảo những quyền lợi của người phụ nữ. Qua cuộc họp, các thành viên có quyền nêu ra ý kiến và mong muốn của mình từ đó giúp các chị em nâng cao hiểu biết, nhận thức và khả năng của bản thân. Biên bản họp chi hội phụ nữ được lập ra để tổng kết hoạt động của nhiệm kỳ cũ và bầu chi hội trưởng khóa mới.
Dù đã hoạt động từ lâu nhưng chi hội phụ nữ vẫn chưa đạt được mục đích hoạt động của mình. Theo số liệu của Hội Phụ nữ huyện, tỷ lệ hội viên phụ nữ tham gia các kỳ sinh hoạt hội tại một số chi hội vào thời điểm mùa vụ bình quân chỉ đạt khoảng 50%. Do còn những hạn chế trong nhận thức của các thành viên và chi hội phụ nữ hoạt động chưa phát huy được vai trò của mình.
Mẫu biên bản họp chi hội phụ nữ được lập ra để ghi chép lại nội dung, quá trình họp chi hội phụ nữ. Mẫu nêu rõ thời gian, địa điểm họp chi bộ và nội dung cuộc họp,…
2. Mẫu biên bản họp chi hội phụ nữ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
……., ngày … tháng … năm …
BIÊN BẢN CUỘC HỌP HỘI PHỤ NỮ
Cuộc họp chi hội phụ nữ ……
1. Thời gian và địa điểm
Thời gian khai mạc:……
Địa điểm:……
2. Thành phần tham dự
*Đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ:
Bà: ……
*Hội viên Chi hội phụ nữ:
Chi hội trưởng:……
Hội viên:………Vắng:……
*Chủ trì: ………
*Thư ký:………
Nội dung
Cuộc họp Chi hội phụ nữ ………lần thứ …….. nhiệm kỳ …….gồm các nội dung sau:
*Tổng kết hoạt động trong nhiệm kỳ trước:……
*Tiền hành bầu Chi hội trưởng khóa …….. nhiệm kỳ……
– Chi hội tiến hành ứng cử, đề cử các đồng chí có tên sau:
Ứng cử:
1. ………
2. ………
Đề cử:
1. ………
2. ………
3. ………
Chi hội đã xem xét và biểu quyết nhất trí các đồng chí khóa …….., nhiệm kỳ……, gồm:
1. Đồng chí …… Chức vụ …… Nơi công tác ……
2. Đồng chí …… Chức vụ …… Nơi công tác ……
3. Đồng chí …… Chức vụ …… Nơi công tác ……
– Chi hội đã bầu Ban bầu cử, gồm các đồng chí:
1. …… trưởng ban.
2. ..…. ủy viên.
3. …… ủy viên.
Ban bầu cử phổ biến nguyên tắc, thể lệ bầu cử. Chi hội tiến hành bầu cử bằng hình thức bỏ phiếu kín.
– Tình hình, kết quả bỏ phiếu:
Chi hội đã tiến hành bỏ phiếu theo đúng các quy định.
+ Tổng số đại biểu triệu tập: ………..
+ Số đại biểu có mặt bầu cử: ………
+ Số phát phiếu ra: …….phiếu
+ Số
+ Số phiếu hợp lệ: …..…phiếu
+ Số phiếu không hợp lệ: ……..phiếu
– Kết quả kiểm phiếu:
1. Đ/c …….. phiếu = ……. %
2. Đ/c …….. phiếu = ……. %
3. Đ/c …….. phiếu = ……. %
Căn cứ kết quả bầu cử, đồng chí……….đã trúng cử vào vị trí Chi hội trưởng chi hội phụ nữ khóa …… nhiệm kỳ ……
Cuộc họp kết thúc vào hồi …….giờ ….. cùng ngày.
Biên bản đã được Chi hội nhất trí thông qua vào hồi ………. giờ …….. ngày …….. tháng ……….. năm ………..
TM HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
(Ký tên)
CHỦ TRÌ
(Ký tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp chi hội phụ nữ:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Địa điểm, thời gian lập biên bản.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản cuộc họp hội phụ nữ.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thời gian và địa điểm khai mạc cuộc họp.
+ Thành phần tham dư cuộc họp.
+ Nội dung cuộc họp. (tổng kết hoạt động trong nhiệm kỳ trước và tiến hành bầu chi hội trưởng khóa mới.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian kết thúc cuộc họp.
+ Thời gian biên bản được hội đồng nhất trí thông qua.
+ Ký và ghi rõ họ tên của đại diện hội liên hiệp phụ nữ.
+ Ký, ghi rõ họ tên của chủ trì cuộc họp.
4. Phong trào phụ nữ hiện nay:
– Một số tồn tại, hạn chế của phong trào phụ nữ:
+ Phong trào phụ nữ phát triển chưa đồng đều ở nhiêu nơi trên đất nước, Đảng và nhà nước ta chưa có những biện pháp, chính sách khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo và tính chủ động của phụ nữ.
+ Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục phẩm chất đạo đức chỉ là trên giấy tờ, chưa đi vào thực tế, còn thiếu chiều sâu, công tác tư tưởng chưa nhạy bén, tuyên truyền về hoạt động Hội còn mờ nhạt.
+ Việc tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới còn nhiều hạn chế, thiếu chủ động.
+ Các cấp Hội thiếu mạnh dạn đấu tranh và chủ động tham gia giải quyết các vụ việc bạo hành, xâm hại, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.
+ Hoạt động hỗ trợ phụ nữ duy trì việc làm ổn định sau dạy nghề và giảm nghèo đã có nhưng chưa đạt hiệu quả chưa cao.
+ Công tác vận động phụ nữ xây dựng gia đình chưa bắt kịp tình hình mới, kết quả mang lại chưa rõ nét.
+ Việc quản lý hội viên ở một số địa phương chưa chặt chẽ.
+ Việc kiện toàn tổ chức bộ máy cấp tỉnh/thành còn chậm.
+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu nguồn cán bộ nữ cho Đảng và hệ thống chính trị thiếu tính chiến lược nên hiệu quả chưa cao.
+ Bất bình đẳng giới tính đã ăn sâu vào gốc rễ của một bộ phận dân tộc Việt Nam, rất khó thay đổi suy nghĩ và thói quen hình thành từ lâu đời.
– Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại:
+ Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác phụ nữ trong tình hình mới và nhu cầu ngày càng đa dạng của các tầng lớp phụ nữ.
+ Hội chưa chủ động chuẩn bị tốt về cơ sở lý luận, thực tiễn và tổ chức tham vấn xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
+ Năng lực của các chi hội trưởng phụ nữ còn chưa cao, thiếu tinh thần trách nhiệm và khả năng lãnh đạo.
+ Một bộ phận cán bộ Hội nhận thức chưa đầy đủ về tôn chỉ, mục đích, vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ của tổ chức Hội, cũng như yêu cầu công tác vận động phụ nữ trong điều kiện mới, còn làm việc theo lối hành chính.
+ Công tác cán bộ của từng cấp Hội còn thiếu chiến lược, thiếu quy hoạch tạo nguồn chuyên gia giỏi; công tác đào tạo chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn.
+ Một số chủ trương công tác chỉ đạo chưa quyết liệt, thiếu giải pháp cụ thể. Một số cấp Hội thiếu chủ động trong vận động nguồn lực, còn trông chờ vào ngân sách nhà nước.
+ Việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách, luật pháp của Đảng, Nhà nước liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới ở cả cấp trung ương và địa phương còn chậm.
+ Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện chủ trương chính sách liên quan đến phụ nữ chưa được quan tâm đúng mức, chưa hiệu quả.
+ Một số cấp ủy Đảng, Chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến công tác phụ nữ, công tác Hội, chưa tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ, thiếu sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể.
+ Trình độ phát triển kinh tế – xã hội chưa đồng đều giữa các vùng miền, mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; diễn biến phức tạp của các tệ nạn xã hội, tội phạm, bạo lực gia đình… đã tác động trực tiếp đến đời sống, lối sống của một bộ phận phụ nữ, ảnh hưởng đến khả năng huy động, vận động phụ nữ và chất lượng hoạt động của phong trào phụ nữ.
+ Nguồn lực tài chính cho mục tiêu bình đẳng giới và hoạt động của Hội còn hạn hẹp.
– Giải pháp nâng cao vai trò của chi hội phụ nữ:
+ Tập trung mô hình chỉ đạo các đối tượng phụ nữ tham gia vào chi hội phụ nữ. Cơ sở Hội tập trung vận động hộ gia đình có phụ nữ từ 18 tuổi trở lên sẽ tham gia tổ chức Hội thông qua việc rà soát các hộ gia đình có phụ nữ từ 18 tuổi trở lên.
+ Chỉ đạo thống nhất mô hình tổ chức Hội cơ sở dưới BCH Phụ nữ xã là chi hội, nơi nào chi hội quá đông thì thành lập tổ PN.
+ Rà soát, đánh giá chất lượng xếp loại cơ sở hội.
+ Tập trung sự chỉ đạo và đầu tư nguồn lực đối với cơ sở yếu kém, vùng sâu, vùng cao, đặc biệt khó khăn, các vùng trọng điểm.
+ Cụ thể hóa tài liệu của trung ương cho phù hợp, cải tiến nội dung, hình thức sinh hoạt thiết thực, sát đối tượng.
+ Xây dựng và phát huy vai trò hội viên nòng cốt phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và đặc điểm vùng miền.
+ Chủ động tạo nguồn kinh phí hoạt động, thực hiện đúng hướng dẫn về thu nộp hội phí, từng cơ sở chị hội cố gắng tận thu hội phí, đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm.
+ Xây dựng quỹ Hội trên cơ sở giải thích vận động để hội viên tự nguyện đóng góp.
+ Tăng cường công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên, chất lượng sinh hoạt hội viên.
+ Bình bầu một trưởng chi hội có tinh thần trách nhiệm, có năng lực để dẫn dắt ch hội phụ nữ.
+ Xây dựng lực lượng hội viên nòng cốt, chủ đạo.
+ Chỉ đạo củng cố chi, tổ phụ nữ.
+ Thường xuyên khảo sát , đánh giá thực trạng tổ chức của chi hội.
+ Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại cơ sở.
+ Xác định quy mô của chi hội, tổ phụ nữ theo hướng dẫn thực hiện điều lệ Hội để quản lý hội viên một cách chặt chẽ đảm bảo ở đâu có phụ nữ ở đó có tổ chức Hội.
+ Các tỉnh thành Hội tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác tổ chức cán bộ.
+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp hội để nâng cao năng lực, phẩm chất của cán bộ.