Nhà nước thực hiện công tác phổ cập giáo dục nhằm nâng cao ý thức và trình độ cho mọi công dan tham gia các cấp bậc giáo dục, bên cạnh đó Nhà nước thường xuyên kiểm tra việc phổ cập giáo dục để nâng cao hiệu quả. Vậy khi kiểm tra phổ cập giáo dục cần lập biên bản như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản kiểm tra công tác phổ cập giáo dục là gì?
Mẫu biên bản kiểm tra công tác phổ cập giáo dục là biên bản ghi chép lại và ghi rõ nêu rõ thời gian, địa điểm kiểm tra, nội dung kiểm tra công tác phổ cập
Mẫu biên bản kiểm tra công tác phổ cập giáo dục là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép lại việc kiểm tra công tác phổ cập giáo dục
2. Biên bản kiểm tra công tác phổ cập giáo dục:
Tên biên bản: Biên bản kiểm tra công tác phổ cập giáo dục
Mẫu biên bản kiểm tra công tác phổ cập giáo dục chi tiết nhất
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ …..
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
….., ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN KIỂM TRA
CÔNG TÁC PHỔ CẬP BẬC TRUNG HỌC
NĂM …..
PHƯỜNG (XÃ):………QUẬN (HUYỆN): ……..
+ Thời gian: ………giờ………phút, ngày ………tháng … năm 20……
+ Địa điểm: ……..
+ Tổ trưởng – Thành phần tổ kiểm tra: (theo Quyết định số ……../QĐ-GDĐT-TC ngày…tháng…năm….. của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố …….)
+ Nội dung kiểm tra:
– Công tác chỉ đạo, triển khai, báo cáo và kết quả thực hiện công tác phổ cập giáo dục THCS và bậc trung học.
– Hồ sơ, sổ sách phổ cập giáo dục.
– Thực hiện phần mềm phổ cập giáo dục.
I.- CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO – TRIỂN KHAI – BÁO CÁO:
a) Quyết định thành lập Ban chỉ đạo:……….
b) Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả thực hiện:………
c) Biên bản tự kiểm tra phường (xã):………
II.- TÌNH TRẠNG CÁC LOẠI HỒ SƠ.
1- SỔ PHỔ CẬP – PHIẾU ĐIỀU TRA – DANH SÁCH HS TN THCS-THPT – PHẦN MỀM PCGD.
(Chú ý: Kiểm tra tính hệ thống, chính xác và tính pháp lý của các loại hồ sơ)
a) Sổ theo dõi phổ cập:…………
b) Phiếu điều tra:…….
c) Danh sách học sinh tốt nghiệp THCS – THPT, có chứng chỉ nghề:…….
d) Việc thực hiện phần mềm phổ cập giáo dục:…….
2- CÁC BIỂU THỐNG KÊ PHỔ CẬP GIÁO DỤC (so sánh với số liệu phần mềm).
a) Tổng hợp thanh thiếu niên (Mẫu 01-THCS-TTN):……
b) Tổng hợp kết quả Cán bộ quản lý – Giáo viên (Mẫu 02-THCS-GV):……
c) Tổng hợp cơ sở vật chất (Mẫu 03-THCS-CSVC):……
d) Tổng hợp kết quả phổ cập giáo dục THCS (Mẫu 04-THCS):…
e) Tổng hợp kết quả phổ cập bậc trung học (Mẫu 01-THPT-KQ):….
f) Tổng hợp kết quả huy động phổ cập bậc trung học (Mẫu 02-THPT-HĐ):….
g) Tổng hợp hiệu quả phổ cập bậc trung học (Mẫu 03-THPT-HQ):…..
3- NHẬN XÉT CHUNG.
………
III.- KẾT QUẢ KIỂM TRA.
1- Phổ cập giáo dục THCS.
– Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo: ……%.
– Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp: …… %.
– Tỷ lệ số phòng học: …….. phòng/lớp.
– Số người theo dõi công tác PCGD: ………….. người
– Kết luận điều kiện về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục phổ thông: ĐẠT, KHÔNG ĐẠT – Kết luận điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: ĐẠT, KHÔNG ĐẠT
– Đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ ……
– Đạt chuẩn XMC mức độ ……
– Tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi 15 đến 18 có bằng TN.THCS đạ…… %, (……. /…..……)
– Tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp THPT hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt: ……… %, (………… /……..……)
Kết luận: Phường (xã) ……… (đạt – không đạt) chuẩn phổ cập giáo dục THCS năm …… mức độ …….
2- Phổ cập bậc Trung học.
– Số học sinh tốt nghiệp THCS năm học …… – ……: …. học sinh. Số học sinh được huy động vào các lớp đầu cấp bậc trung học năm học …… – ……: …. học sinh, tỷ lệ ……%.
– Số học sinh dự thi TN.THPT (2 hệ) năm học …… – ……: … học sinh. Số học sinh tốt nghiệp : …….học sinh, tỷ lệ : …. %.
– Tỷ lệ đối tượng 18 – 21 tuổi có bằng TN bậc Trung học (THPT, GDTX cấp THPT, TCCN, TCN): …….%.
Kết luận: Phường (xã) …(đạt – không đạt) chuẩn phổ cập bậc trung học năm 20 ……..
IV.- KIẾN NGHỊ CỦA TỔ KIỂM TRA.
…….
CB CHUYÊN TRÁCH PCGD-XMC
(Ký và ghi rõ họ tên)
TỔ TRƯỞNG TỔ KIỂM TRA
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập biên bản kiểm tra công tác phổ cập giáo dục:
– Tên biên bản: Biên bản kiểm tra công tác phổ cập giáo dục
– Thời gian lập biên bản
– Nội dung kiểm tra ghi vào biên bản
– Công tác chỉ đạo, triển khai và báo cáo
+ Quyết định thành lập Ban chỉ đạo
+ Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả thực hiện
+ Biên bản tự kiểm tra phường
– Nêu tình trạng các loại hồ sơ
– Kết quả: ghi rõ tỉ lệ đạt chuẩn của giáo viên và học sinh
– Kiến nghị của tổ kiểm tra: tổ kiểm tra thực hiện việc kiến nghị những vấn đề gặp phải khi tham gia kiểm tra phổ cập giáo dục.
– Ký tên
4. Tổ chức thực hiện kiểm tra phổ cập giáo dục bậc trung học:
Về kiểm tra, đánh giá công nhận.
Căn cứ vào tiêu chuẩn, các đơn vị cơ sở tự kiểm tra, đánh giá và hoàn thiện hồ sơ theo quy định, làm báo cáo đề nghị cơ quan quản lý cấp trên kiểm tra công nhận.
Việc kiểm tra, công nhận đơn vị đạt chuẩn phổ cập trung học theo trình tự sau:
– Uỷ ban nhân dân cấp huyện kiểm tra và ra quyết định công nhận đối với các đơn vị cơ sở, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra công nhận.
– Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra và ra quyết định công nhận đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra.
– Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra và ra quyết định công nhận đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Về hồ sơ thực hiện kiểm tra
a) Hồ sơ kiểm tra đơn vị cơ sở.
– Sổ theo dõi phổ cập giáo dục trung học cơ sở và sổ theo dõi phổ cập bậc trung học kèm theo phiếu điều tra.
– Bảng ghi tên, ghi điểm học sinh tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở, danh sách học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, tốt nghiệp trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề của 3 năm học trước thời điểm kiểm tra.
– Biểu thống kê tổng hợp kết quả điều tra đối tượng trong độ tuổi phổ cập bậc trung học đang học tại các cơ sở giáo dục ( phổ thông, giáo dục thường xuyên, chuyên nghiệp, dạy nghề).
– Biểu thống kê tổng hợp kết quả huy động và hiệu quả phổ cập theo đơn vị hành chính của địa phương.
– Báo cáo quá trình tổ chức thực hiện và kết quả phổ cập bậc trung học.
b) Hồ sơ kiểm tra đối với cấp huyện, cấp tỉnh.
– Biểu thống kê tổng hợp kết quả điều tra đối tượng trong độ tuổi phổ cập bậc trung học đang học tại các cơ sở giáo dục ( phổ thông, giáo dục thường xuyên, chuyên nghiệp, dạy nghề).
– Biểu thống kê tổng hợp kết quả huy động và hiệu quả phổ cập theo đơn vị hành chính của địa phương.
– Biên bản kiểm tra và quyết định công nhận các đơn vị trực thuộc.
– Các văn bản chỉ đạo của trung ương, địa phương.
– Báo cáo quá trình tổ chức thực hiện và kết quả phổ cập bậc trung học.
Về nội dung kiểm tra
– Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch.
– Kiểm tra số lượng và chất lượng các hình thức đào tạo .
– Kiểm tra cơ sở vật chất và các điều kiện dạy học .
– Kiểm tra hồ sơ theo dõi phổ cập, kết quả tự kiểm tra của địa phương.
– Kiểm tra về thực hiện chế độ tài chính cho công tác phổ cập.
Sau khi kiểm tra công nhận đơn vị đạt chuẩn cần tổng kết những bài học thành công để phát huy và phổ biến, đồng thời chỉ ra những vấn đề còn phải tiếp tục củng cố để giữ vững kết quả đã đạt.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở triển khai và báo cáo kết quả về Bộ. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc cần phản ánh về Bộ qua Vụ Trung học phổ thông để giải quyết.
5. Một số quy định pháp luật liên quan:
– Đối với ban chỉ đạo:
Ban chỉ đạo các đơn vị cơ sở xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện phổ cập bậc trung học. Quyết định thành lập do Uỷ ban nhân dân ký với các thành viên tương ứng như Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học cơ sở và bổ sung Hiệu trưởng các trường THPT, THCN, TDN, Giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm KTTH-HN.
Như vậy, Ban chỉ đạo phổ cập xây dựng kế hoạch phổ cập của đơn vị mình và tổ chức triển khai kế hoạch.
– Xây dựng kế hoạch phổ cập
a) Đối với đơn vị cơ sở xã, phường.
Trên cơ sở kết quả điều tra để xây dựng kế hoạch thông qua Đảng bộ và uỷ ban nhân dân xã, bao gồm:
– Huy động học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học THPT và bổ túc THPT hoặc trung học chuyên nghiệp hay trường dạy nghề.
– Hỗ trợ về điều kiện vật chất để học sinh bỏ học ra học tiếp. Vận động các em có hoàn cảnh khó khăn không học ở trường THPT, THPT KT, THCN, THN đi học bổ túc.
– Tăng cường cơ sở vật chất cho trường, chuẩn bị đội ngũ giáo viên, phân công giáo viên chuyên trách theo dõi phổ cập và dạy lớp phổ cập.
– Phối hợp với đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận tổ quốc, Hội khuyến học, Hội cựu chiến binh làm công tác phổ cập.
– Thời gian thực hiện kế hoạch phổ cập từng giai đoạn, dự kiến kinh phí, mức chi phí.
b) Đối với các đơn vị huyện, tỉnh thành.
Xây dựng kế hoạch chung cho từng giai đoạn cụ thể. Kế hoạch phổ cập phải được trình cho Đảng bộ và uỷ ban nhân dân cùng cấp để đưa vào Nghị quyết và chương trình hành động. Trong kế hoạch phải có mục tài chinh và những điều kiện cần thiết để thực hiện.
Trên đây là bài viết mang tính tham khảo về biên bản kiểm tra phổ cập giáo dục và cách tổ chức thực hiện việc kiểm tra phổ cập giáo dục mà
Căn cứ pháp lý:
– Hướng dẫn số 3420/THPT;