Tài trợ cho cơ sở giáo dục là một đơn vị doanh nghiệp tài trợ cho đơn vị là trường học bằng giá trị vật chất, tiền mặt.. với mục đích hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển giáo dục. Khi quyết định tài trợ phải lập biên bản xác nhận rõ ràng. Vậy biên bản xác nhận được lập như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản xác nhận tài trợ cho giáo dục là gì?
Mẫu biên bản xác nhận tài trợ cho giáo dục là biểu mẫu hành chính được ban hành kèm theo Thông tư số 78 của Bộ tài chính để ghi chép lại việc tài trợ của các doanh nghiệp dành cho các trường học
Mẫu biên bản xác nhận tài trợ cho giáo dục là biên bản xác nhận lại việc tài trợ của doanh nghiệp dành cho cơ sở giáo dục và phải ghi rõ mục đích tài trợ
2. Biên bản xác nhận tài trợ cho giáo dục mới nhất:
Tên biên bản: Biên bản xác nhận tài trợ cho giáo dục
Mẫu biên bản xác nhận tài trợ cho giáo dục mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ CHO GIÁO DỤC
Chúng tôi gồm có:
Tên doanh nghiệp [đơn vị tài trợ]:…
Địa chỉ:…Số điện thoại:….
Mã số thuế:….
Tên cơ sở giáo dục/Học sinh, sinh viên/Cơ quan, tổ chức (đơn vị nhận tài trợ):
Địa chỉ: ……Số điện thoại:…
Mã số thuế (nếu có):……
Cùng xác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [cơ sở giáo dục, học sinh, sinh viên] nhằm mục đích:
– Tài trợ cho trường học…….
– Tài trợ thiết bị phục vụ việc giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học
– Tài trợ học bổng……
– Tổ chức cuộc thi……
Với tổng giá trị của khoản tài trợ là …
Bằng tiền:…
Hiện vật: …… quy ra trị giá VND:….
Giấy tờ có giá … quy ra trị giá VND….
(kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ ).
[Tên cơ sở giáo dục; tên học sinh, sinh viên; cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ] cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tài trợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Biên bản này được lập vào hồi… tại .. ngày … tháng… năm …. và được lập thành ……. bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Bên nhận tài trợ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Giám đốc cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập biên bản xác nhận hỗ trợ cho giáo:
– Tên biên bản: Biên bản xác nhận hỗ trợ cho giáo dục
– Thông tin doanh nghiệp hỗ trợ:
+ Tên doanh nghiệp
+ Trụ sở doanh nghiệp (địa chỉ)
+ Liên hệ: sđt
+ Mã số thuế doanh nghiệp
– Thông tin đơn vị nhận tài trợ:
+ Tên
+ Địa chỉ
+ Liên lạc: sđt
– Cùng xác nhận doanh nghiệp đã hỗ trợ cho đơn vị nhận hỗ trợ với mục đích
+ Tài trợ cho học bổng
+ Tài trợ cho trang thiết bị
+ Tài trợ cho cuộc thi
+ Tài trợ cho trường học
– Giá trị hỗ trợ
+ Tiền mặt
+ Hiện vật
+ Giấy tờ
Kèm theo chứng cứ tài trợ
– Biên bản kết thúc vào hồi..giờ, ngày…, tháng,..năm
– Đại diện ký tên và ký tên đóng dấu
4. Quy định về tài trợ cho cơ sở giáo dục:
Căn cứ theo Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân quy định như sau:
Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, không ép buộc
Theo đó, việc tài trợ phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc, không quy định mức tài trợ bình quân, không quy định mức tài trợ tối thiểu, không lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục để ép buộc đóng góp và không coi huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo.
Việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ phải được công bố, niêm yết công khai tại cơ sở giáo dục được nhận tài trợ và tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành. Việc quản lý, sử dụng các khoản tài trợ phải theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích và không để thất thoát, lãng phí. Không tiếp nhận các hiện vật không đáp ứng mục đích sử dụng trong cơ sở giáo dục, hiện vật độc hại, nguy hiểm đối với môi trường, sức khỏe của cán bộ, giáo viên, nhân viên và người học.
Khuyến khích các nhà tài trợ tự tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt hoàn chỉnh để bàn giao cho cơ sở giáo dục theo sự thỏa thuận và hướng dẫn của cơ sở giáo dục. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tài trợ, ủng hộ để phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, hỗ trợ hoạt động dạy – học, hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục.
Cơ sở giáo dục được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung sau: Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục; hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục.
Không vận động tài trợ để chi trả: thù lao giảng dạy; các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ; thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; thù lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở giáo dục
Như vậy, để hỗ trợ cho đơn vị nào đó cần phải tuân theo quy định pháp luật là tự nguyện và không ép buộc. Không tài trợ với mục đích khác.
Thẩm định phê duyệt kế hoạch vận động tài trợ trong vòng 15 ngày
Các hình thức tài trợ được quy định trong Thông tư bao gồm: Tài trợ bằng tiền: Nhà tài trợ sẽ chuyển một khoản tiền bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ, kim cương, đá quý, kim loại quý trực tiếp cho cơ sở giáo dục hoặc thông qua tài khoản của cơ sở giáo dục mở tại Kho bạc nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại.
Tài trợ bằng hiện vật: Nhà tài trợ chuyển giao cho cơ sở giáo dục các hiện vật như sách, vở, quần áo, lương thực, thực phẩm, vật liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học, công trình xây dựng và các hiện vật khác có giá trị sử dụng, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người học và cơ sở giáo dục.
Đối với hình thức tài trợ bằng công trình, việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, cấp giấy phép xây dựng, quản lý chất lượng công trình, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo hiểm công trình xây dựng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư xây dựng.
Tài trợ phi vật chất: Nhà tài trợ chuyển giao hoặc cấp quyền sử dụng không thu tiền đối với bản quyền và quyền sở hữu các tài sản thuộc sở hữu trí tuệ; quyền sử dụng đất; đóng góp ngày công lao động; cung cấp dịch vụ đào tạo, tham quan, khảo sát, hội thảo, chuyên gia tư vấn miễn phí cho cơ sở giáo dục.
Căn cứ vào kế hoạch hoạt động năm học và dự toán ngân sách được cơ quan nhà nước giao, định kỳ hoặc đột xuất, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch vận động tài trợ báo cáo phòng giáo dục và đào tạo phê duyệt đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục cấp tiểu học, trung học cơ sở; báo cáo sở giáo dục và đào tạo phê duyệt đối với cơ sở giáo dục cấp trung học phổ thông và các cơ sở giáo dục khác trực thuộc sở giáo dục và đào tạo, trước khi tổ chức vận động tài trợ.
Đối với trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học, kế hoạch vận động tài trợ phải trình Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị phê duyệt trước khi vận động tài trợ và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp.
Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm thẩm định phê duyệt kế hoạch vận động tài trợ trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ sở giáo dục. Trường hợp phát hiện kế hoạch vận động tài trợ không đúng quy trình, quy định và không công khai minh bạch thì phải yêu cầu cơ sở giáo dục dừng triển khai kế hoạch vận động tài trợ.
Kế hoạch vận động tài trợ phải xác định rõ nội dung, mục đích, đối tượng thụ hưởng, dự toán kinh phí và kế hoạch triển khai hoạt động cần tài trợ.
Sử dụng đúng mục đích các khoản tài trợ
Về việc quản lý, sử dụng tài trợ, Thông tư nêu rõ: Cơ sở giáo dục lập kế hoạch sử dụng tài trợ, trong đó xác định rõ mục đích, đối tượng thụ hưởng; cách thức tổ chức thực hiện, tiến độ thực hiện; chất lượng hoạt động, chất lượng sản phẩm, công trình kèm dự toán kinh phí chi tiết phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn, định mức hiện hành.
Kế hoạch sử dụng khoản tài trợ phải được công bố và niêm yết công khai trước khi tổ chức thực hiện ít nhất 15 ngày làm việc để lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh, người giám hộ (nếu có) và nhà tài trợ.
Quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng tài trợ phải tuân thủ đúng mục đích đã đề ra, đảm bảo tiến độ thời gian, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, định mức quy định, tuân thủ các quy định hiện hành về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng và mua sắm đấu thầu. Cơ sở giáo dục phải lập báo cáo quyết toán công việc hoàn thành và niêm yết công khai để người học và xã hội giám sát, đánh giá.
Các sản phẩm, công trình hình thành từ các khoản tài trợ phải được sử dụng đúng mục đích và được bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng thường xuyên để phát huy hiệu quả sử dụng, không để thất thoát, lãng phí. Giá trị của khoản tài trợ phải được theo dõi và ghi chép trong sổ kế toán của cơ sở giáo dục theo quy định.
Thông tư cũng quy định rõ việc tiếp nhận tài trợ;
Trên đây là bài viết tham khảo về Biên bản xác nhận hỗ trợ cho giáo dục và một số quy định về tài trợ cho giáo dục!